Thứ Ba, 25/12/2012 14:12

Thủ tướng: Quản lý, xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, bao gồm phát hiện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, xử lý rủi ro và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.

Mục tiêu quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công nhằm tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công; đảm bảo không làm tăng nghĩa vụ nợ công đã được xử lý so với khoản nợ ban đầu đưa ra xử lý quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.

Nguyên tắc xử lý rủi ro là việc xử lý rủi ro chỉ áp dụng cho các nguyên nhân khách quan. Các khoản nợ công bị rủi ro do các nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.

Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thỏa thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Các loại rủi ro và biện pháp

Các loại rủi ro được quy định trong Quy chế bao gồm: Rủi ro thị trường; rủi ro thanh khoản; rủi ro tín dụng; rủi ro hoạt động.

Công cụ tài chính để xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công gồm: Các giao dịch phái sinh gồm giao dịch quyền chọn và hoán đổi; các nghiệp vụ tái cơ cấu nợ gồm gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, đảo nợ, hoán đổi nợ và mua lại nợ.

Quyết định nêu rõ, rủi ro thị trường đối với danh mục nợ công bao gồm rủi ro về lãi suất và tỷ giá hối đoái. Việc xử lý rủi ro thị trường được thực hiện thông qua nghiệp vụ chủ yếu về giao dịch phái sinh lãi suất và tiền tệ, bao gồm: Quyền chọn (lãi suất, tiền tệ) và hợp đồng hoán đổi (lãi suất, tiền tệ).

Cơ quan xử lý rủi ro được trích lập dự phòng để xử lý rủi ro thị trường theo quy định. Đối với danh mục nợ của Chính phủ, Bộ Tài chính tổng hợp vào kế hoạch vay và trả nợ hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về xử lý rủi ro thanh khoản , các nghiệp vụ xử lý rủi ro thanh khoản gồm đảo nợ, hoán đổi nợ và mua lại nợ. Theo đó, điều kiện để thực hiện nghiệp vụ xử lý rủi ro thanh khoản gồm: Áp dụng đối với các khoản vay thương mại và trái phiếu; đảm bảo chỉ tiêu giới hạn nợ công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong từng giai đoạn.

Việc xử lý rủi ro tín dụng phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện chủ yếu: Chương trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích; người vay lại, người được bảo lãnh Chính phủ bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một  phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản; người vay lại, người được bảo lãnh gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ.

Việc phân loại nợ có rủi ro tín dụng cần được tiến hành theo 5 nhóm sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) : Gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và nợ lãi đúng hạn.

- Nhóm 2 (nợ cần chú ý) : Gồm các khoản nợ có quá hạn phát sinh đến dưới 90 ngày.

- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) : Gồm các khoản nợ có nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; nợ đã gia hạn 1 lần; nợ được miễn hoặc giảm lãi nhưng người vay lại, người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ theo cam kết trong Hợp đồng.

- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) ; Gồm các khoản nợ có nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày; nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu tiếp tục phát sinh nợ quá hạn và phải cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) : Gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần thứ 2 tiếp tục phát sinh nợ quá hạn và phải cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần thứ ba; nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Việc quản lý rủi ro hoạt động chủ yếu tập trung vào các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ quản lý nợ công.

SBV

Các tin tức khác

>   Lãi suất ngân hàng nào cao nhất? (25/12/2012)

>   Các hiệp hội nông sản kiến nghị gia hạn vay ngoại tệ (25/12/2012)

>   Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoàn tất một năm kẻ thẳng (24/12/2012)

>   Lãi suất kỳ hạn dài vẫn chưa hạ (24/12/2012)

>   Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân (24/12/2012)

>   Vụ VVF - SeABank: SeABank từ chối thanh toán bảo lãnh (24/12/2012)

>   Kiều hối giảm từ thị trường truyền thống (24/12/2012)

>   Lãi suất đồng loạt giảm 1%: Gửi tiền đồng vẫn lợi! (24/12/2012)

>   VietinBank cho vay ưu đãi lãi suất từ 8.95% (24/12/2012)

>   GĐ Nghiên cứu Dragon Capital: Vẫn còn không gian để tiếp tục cắt giảm lãi suất (24/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật