Thứ Hai, 10/12/2012 17:03

Khi niềm tin bị rẻ rúng

Rõ ràng việc làm đẹp sổ sách để tạo ra lợi nhuận tồn tại từ rất lâu và quen thuộc ở các công ty niêm yết. Việc công bố lợi nhuận tốt phần nào che đậy mảng tối của các công ty đang bên bờ vực phá sản do những bê bối trong hoạt động kinh doanh.

Tăng trong hoài nghi

Từ rất lâu, kỹ thuật che giấu công nợ làm giảm chi phí để khai khống lợi nhuận được dùng khá phổ biến trong báo cáo tài chính của các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết tham gia trào lưu đầu tư tài chính. Trong số này có CTCP Kinh Đô với khoản đầu tư vào cổ phiếu EIB của NHTMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank).

Còn nhớ năm 2008, báo cáo tài chính kiểm toán của CTCP Kinh Đô (KDC) đã thể hiện Công ty thực chất lỗ 62 tỷ đồng thay vì lãi 142 tỷ đồng như tự công bố trước đó. Nguyên do thương hiệu bánh kẹo lớn nhất Việt Nam đã “quên” không trích lập dự phòng tài chính cho các khoản đầu tư vào EIB trong lần công bố báo cáo tài chính đầu tiên.

NĐT cũng cần cảnh giác với cả những mã cổ phiếu báo cáo lời

Câu chuyện mập mờ trong báo cáo được lặp lại ở mã cổ phiếu SBS mới đây. Quý II/2011, SBS báo lỗ 163 tỷ đồng. Cuối năm, con số được nâng lên 610 tỷ đồng và sau kiểm toán Công ty chính thức lỗ là 788 tỷ đồng. Đến quý I/2012, các cổ đông mới “ngã ngửa” khi Công ty báo lỗ thêm 660 tỷ đồng, tức trung bình 7,3 tỷ đồng/ngày!

Lúc đó, ông Nguyễn Hồ Nam - cựu Chủ tịch HĐQT SBS xuất hiện và hùng hồn tuyên bố, Công ty đang nỗ lực tái cấu trúc tài chính. Sau lần “cắt mổ” dũng cảm này, cơ thể SBS sẽ lành lặn khỏe mạnh, SBS có 600 tỷ đồng tiền mặt gửi ngân hàng, từ quý II/2012 sẽ bắt đầu kinh doanh có lãi… Sau chuỗi ngày trượt dốc vì bị giới đầu tư ghẻ lạnh, cổ phiếu SBS bỗng được quan tâm và săn đón trở lại. Kết quả, SBS tăng trần nhiều phiên liền trong niềm hân hoan của không ít cổ đông trung thành.

Không chỉ cổ đông SBS, cổ đông của CTCP Nước Giải khát Sài Gòn -Tribeco (TRI) cũng được ăn bánh vẽ ngoạn mục khi quý II/2010, TRI công bố lợi nhuận đạt 44 tỷ đồng sau thời gian dài trượt dốc.

Con số lợi nhuận trên thực tế không phải chuyện kinh doanh của TRI khôi phục mà là khoản lợi nhuận đến từ việc chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty con (CTCP Tribeco miền Bắc và CTCP Tribeco Bình Dương) cho Tập đoàn Uni - President, cũng là cổ đông chiến lược của Tribeco. Đáng chú ý là việc chuyển nhượng được thực hiện một cách vội vã chỉ vài ngày sau khi cuộc họp ĐHĐCĐ Tribeco cấp “quota” cho việc thoái vốn.

Một trường hợp khác gây chú ý vào đầu năm 2012 là CTCP Tập đoàn Dabaco (DBC). Khi vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2012 với kế hoạch lợi nhuận 167 tỷ đồng thì hai ngày sau đó DBC lại ước lợi nhuận quý I/2012 đạt trên 200 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này từ đâu, đến nay vẫn chưa được ban lãnh đạo công ty công bố rõ ràng.

Ve sầu thoát xác hay công nghệ bơm đẩy

Với những câu chuyện trên, rõ ràng việc làm đẹp sổ sách để tạo ra lợi nhuận tồn tại từ rất lâu và quen thuộc ở các công ty niêm yết. Việc công bố lợi nhuận tốt phần nào che đậy mảng tối của các công ty đang bên bờ vực phá sản do những bê bối trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư (NĐT) nhìn nhận một cách nghiêm túc thì những chuyện cũ trở thành hồi chuông cảnh tỉnh nghiêm túc cho NĐT đối với những cổ phiếu có khoản lợi nhuận đột biến. Làm được như thế vì các DN biết rằng, NĐT không có lợi thế về tiếp cận thông tin mà ăn theo các cổ phiếu có lợi nhuận khủng bất ngờ.

Dù không phải giống nhau hoàn toàn, nhưng dường như đã có một cái kết khá tương đồng cho những cổ phiếu biến động bất bình thường và phần thiệt tất nhiên dành cho cổ đông nhỏ lẻ là lớn nhất. Bằng chứng, phút lóe sáng bất ngờ của TRI đã không cứu vãn được đà trược dốc của công ty này sau nhiều năm. Dù báo cáo lãi lớn nhưng không lâu sau đó thương hiệu TRI đã bị chính thức xóa sổ, Tribeco Bình Dương bị Tập đoàn thực phẩm Đài Loan nắm trọn. Cổ đông của SBS cũng đành ngậm ngùi ôm “giấy trắng” trong khi các sếp lớn tại SBS thoái sạch vốn và từ nhiệm trước khi cổ đông biết được sự bi đát của công ty.

Một số chuyên gia khuyên rằng, năm báo cáo tài chính 2012 sắp kết thúc, muốn thực sự an toàn với khoản đầu tư của mình, ngoại trừ những cổ phiếu lỗ, NĐT cũng cần cảnh giác với cả những mã cổ phiếu báo cáo lời trong tình hình hiện nay. 

Cổ đông của CTCP Đức Long Gia Lai (DLG) cũng không khá hơn khi công ty này quăng các thông tin hỏa mù giao dịch. Cụ thể cuối tháng 6, cổ phiếu DLG đã giảm giá bất thường, mất tới 60% giá trị trong vòng 6 tuần nên NĐT nhảy vào bắt đáy. Nhiều phiên khối lượng DLG dư mua lớn, đẩy cổ phiếu này tăng trần. Đến khi Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh công bố thông tin thì giới đầu tư mới ngã ngửa vì một loạt cổ đông nội bộ và người thân với cổ đông nội bộ thoát hàng trước khi đăng ký với cơ quan quản lý.

Nhìn lại trường hợp của CTCP Dược Viễn Đông (DVD) biết rằng, lãnh đạo DVD cũng đã đi tù, nhưng thiệt hại thì cổ đông lại đang chịu. Theo các chuyên gia, chắc chắn trên thị trường còn nhiều cổ phiếu cùng loại chưa lộ diện trong quý III.

Từ đó, một số chuyên gia khuyên rằng, năm báo cáo tài chính 2012 sắp kết thúc, muốn thực sự an toàn với khoản đầu tư của mình, ngoại trừ những cổ phiếu lỗ, NĐT cũng cần cảnh giác với cả những mã cổ phiếu báo cáo lời trong tình hình hiện nay bằng một số cách như:

(1) Sau đà giảm giá bất thường, một loạt các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, tổ chức tư vấn vẫn tiếp tục tháo chạy khỏi cổ phiếu đó chấp nhận bán lỗ.

(2) Lãnh đạo DN nắm cổ phần lớn và trong quá khứ quá chú trọng đến giao dịch cổ phiếu, lướt sóng thường xuyên kiếm tiền nóng từ TTCK thay vì lo phát triển công ty.

(3) DN tăng trưởng nhanh, thậm chí có lợi nhuận cao nhưng lại không được các đồng nghiệp cùng ngành tín nhiệm và tin tưởng.

(4) DN gặp các vấn đề rắc rối với luật pháp, sa đà vào các kiện tụng kéo dài.

(5) DN niêm yết chậm trễ hay trì hoãn các nghĩa vụ công bố thông tin bắt buộc như báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, tổ chức ĐHCĐ… Tất cả các cổ phiếu “dởm” lộ diện thời gian qua đều hội tụ đủ hoặc gần đủ các dấu hiệu trên.

Hoàng Vũ

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu nào… nóng? (10/12/2012)

>   Việt Nam lọt vào tầm ngắm của các quỹ đầu tư tư nhân (10/12/2012)

>   Dệt sợi Damsan và cổ đông lớn bị phạt 50 triệu đồng (10/12/2012)

>   ASP và TS4 bị phạt 47.5 triệu đồng (10/12/2012)

>   Cổ đông bức xúc vì doanh nghiệp thiếu minh bạch (10/12/2012)

>   Giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài (10/12/2012)

>   10/12: Bản tin đầu tuần (10/12/2012)

>   Thoái vốn nhà nước: Tắc vì pháp lý (08/12/2012)

>   Lãi suất giảm, cổ phiếu cổ tức cao tăng giá (08/12/2012)

>   Thêm một công ty chứng khoán "qui ẩn" (07/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật