Thứ Bảy, 15/12/2012 08:02

Fitch: Triển vọng ngân hàng Việt Nam 2013 “ổn định”

Trong năm tới, khoảng 75% số ngân hàng của Việt Nam sẽ nhận được đánh giá triển vọng “ổn định” trong khi 25% còn lại có nguy cơ bị hạ triển vọng xuống mức “tiêu cực”.

* IMF, WB sắp có phân tích đầu tiên về hệ thống tài chính Việt Nam

Nhận định trên được Fitch đưa ra trong báo cáo đặc biệt về Triển vọng hệ thống ngân hàng châu Á – Thái Bình Dương 2013 công bố ngày 13/12.

Các tiêu chí làm cơ sở cho đánh giá của Fitch về hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm dự báo về tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ nợ xấu, tính minh bạch, nguốn vốn, lợi nhuận cũng như một số quy định liên quan đến hệ thống ngân hàng.

Tăng trưởng kinh tế suy yếu: Fitch dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 của Việt Nam đạt 5% trước khi cải thiện lên mức 5.5% trong năm 2013, thấp hơn so với mức bình quân 7% trong giai đoạn 2004-2011.

Các nỗ lực như hạ lãi suất và áp trần lãi suất cho vay vẫn chưa phát huy hiệu quả trong việc cải thiện tâm lý nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, tỷ lệ đòn bẩy cao và những bất ổn kéo dài của nền kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục tác động xấu đến nền kinh tế trong nước.

Nợ xấu tiếp tục tăng cao: Sự giảm tốc của nền kinh tế cùng với tỷ lệ nợ/GDP cao (113% trong năm 2011) có thể khiến nợ xấu tiếp tục gia tăng trong ngắn và trung hạn.

Fitch ước tính tỷ lệ nợ xấu ròng mới (trước khi xóa nợ và theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam – VAS) trong 9 tháng đầu năm 2012 tại các ngân hàng lớn của Việt Nam có thể chiếm tới 2.5% tổng dư nợ, cao hơn so mức 1.7% trong cả năm 2011.

Tính minh bạch tiếp tục là vấn đề đáng lưu tâm: Fitch vẫn còn hoài nghi về mức độ nợ xấu đã được công bố do các ngân hàng không nhất quán trong việc phân loại nợ. Theo Fitch, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép tỷ lệ nợ xấu thực tế toàn hệ thống cao hơn khoảng 2 lần so với công bố ban đầu đã củng cố quan điểm của tổ chức này mặc dù ước tính của Fitch thậm chí còn cao hơn.

Cùng mang triển vọng “ổn định” như Việt Nam còn có Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mongolia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan và Thái Lan.

Duy nhất hệ thống ngân hàng Ấn Độ được dự báo mang triển vọng “tiêu cực” trong năm tới. 

Áp lực lợi nhuận ngày càng đè nặng: Chi phí tín dụng bình quân của các ngân hàng lớn có thể tiếp tục tăng từ mức ước tính 1.8% tổng dư nợ tính đến cuối tháng 9/2012. Điều này cùng với tỷ lệ lãi cận biên (NIM) và tăng trưởng thu nhập phi lãi thấp hơn có thể ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Vốn có tăng nhưng còn thấp, niềm tin người gửi tiền khá mong manh: Tình hình nguồn vốn đang dần cải thiện (xem Hình 115) nhờ lợi nhuận giữ lại, tăng trưởng tín dụng thấp và nguồn vốn mới. Tuy nhiên theo quan điểm của Fitch, nguồn vốn của các ngân hàng lớn vẫn còn yếu và dễ suy giảm do các điều kiện hoạt động khó khăn cũng như tính minh bạch về nợ xấu vẫn còn thấp. Tỷ lệ nợ xấu trên 10% (như dự báo của Ngân hàng Nhà nước) và dự phòng thận trọng có thể hạ Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cấp 1 xuống khoảng 5% từ mức 9% vào cuối quý 3/2012.

Bên cạnh đó, Fitch cho biết do đặc thù về cơ cấu, bao gồm cả sự cạnh tranh về tiền gửi và các kênh đầu tư thay thế như vàng; tỷ lệ dư nợ/huy động của hầu hết các ngân hàng lớn đều sắp chạm hoặc vượt 100%. Ngoài ra, niềm tin của người gửi tiền vẫn còn khá thấp.

Quy định mới về quản lý vàng tác động xấu đến lợi nhuận ngân hàng: Quy định mới yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động huy động vàng đã khiến lợi nhuận của một số ngân hàng tư nhân sụt giảm trong quý 3/2012. Dù vậy khoản thua lỗ liên quan đến vàng chỉ xảy ra một lần và có thể được kiểm soát trước thời hạn tuân thủ cuối cùng là tháng 6/2013.

Quá trình tái cơ cấu tiến triển chậm: Theo Fitch, lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể. Các biện pháp cụ thể vẫn đang được thảo luận, bao gồm việc củng cố lĩnh vực ngân hàng và thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia nhằm mua lại nợ xấu từ các ngân hàng.

Yếu tố làm thay đổi triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Việt Nam

Theo Fitch, yếu tố có thể làm thay đổi triển vọng tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam chính là các điều kiện hoạt động không như kỳ vọng. Xếp hạng tín nhiệm thuộc hàng thấp nhất tại châu Á của các ngân hàng lớn tại Việt Nam cho thấy các điều kiện hoạt động khó khăn và một số vần đề về cơ cấu thường thấy tại các thị trường mới nổi có thu nhập thấp.

Thực trạng này, cùng với triển vọng tín nhiệm quốc gia “ổn định” đang hỗ trợ cho triển vọng “ổn định” của các ngân hàng trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể bị hạ bậc tín nhiệm nếu môi trường hoạt động xuất hiện nhiều thách thức hơn so với dự báo trong giai đoạn này và đe dọa đến khả năng thanh toán nợ nần của các ngân hàng, và/hoặc nếu hành động tín nhiệm đối với Việt Nam là tiêu cực.

Dự báo của Fitch về một số chỉ tiêu quan trọng của hệ thống ngân hàng VN 2013

 
 

Xem thêm: Toàn cảnh xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, ngân hàng và doanh nghiệp 2012

Phần 1: Thăng trầm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

Phần 2: "Mối duyên đầu" giữa Moody's và ngân hàng Việt

Phần 3: Techcombank: Bước lùi 6 năm của xếp hạng tín nhiệm

Phần 4: ACB: 5 lần bị Moody’s cắt giảm tín nhiệm và đang trong tầm ngắm hạ bậc của Fitch

Phần 5: VIBank: Điệp khúc hạ bậc và cảnh báo hạ bậc tín nhiệm

Phần 6: SHB lọt vào “lăng kính đen” của Moody’s

Phần 7: MBB trôi theo xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Phần 8: Sacombank “gây khó” cho Moody’s, S&P và Fitch

Phần 9: Vietinbank: “Lính mới” của Moody’s tại Việt Nam

Phần 10: Vietcombank: Điểm sáng xếp hạng tín nhiệm khối ngân hàng

Phần cuối: Agribank: Mới chỉ có Fitch “dòm ngó” xếp hạng tín nhiệm

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Xử phạt các TCTD vi phạm lãi suất huy động (14/12/2012)

>   30.000 tỉ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội (14/12/2012)

>   Cuộc đua giấy phép kinh doanh vàng (14/12/2012)

>   Mua ngân hàng 0 đồng vẫn đắt (14/12/2012)

>   Các ngân hàng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa (14/12/2012)

>   “Trái đắng”… không chỉ ngân hàng (14/12/2012)

>   Hạn chế dùng tiền mặt: Lợi “đôi đường” (14/12/2012)

>   Lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh (14/12/2012)

>   Ngân hàng ngấm khó khăn từ doanh nghiệp (14/12/2012)

>   Ngân hàng nhỏ chạy nước rút tái cơ cấu (14/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật