Thứ Sáu, 28/12/2012 17:17

Được mùa trái phiếu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà khi đánh giá về thị trường trái phiếu năm qua đã đặc biệt lưu ý tác dụng của thị trường này trong năm 2012.

Theo đánh giá của Thứ trưởng, thị trường trái phiếu đã phục vụ đắc lực cho chính sách tài khóa, phát huy hiệu quả hết sức tích cực trong công tác huy động vốn cho Chính phủ, cho NH Phát triển VN và NH CSXH, góp phần đảm bảo chi tiêu công, cân đối thu - chi ngân sách, giảm áp lực cho ngân sách.

Huy động gần gấp đôi năm 2011

Theo con số thống kê của HNX, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) năm 2012 phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Khối lượng huy động tính đến ngày 17.12 đạt 156.544 tỉ đồng (bằng 1,9 lần so với cả năm 2011), trong đó Kho bạc Nhà nước (KBNN) huy động được 106.884 tỉ đồng. Điều đáng chú ý là lãi suất trúng thầu TPCP năm 2012 giảm so với năm 2011 và thấp hơn LS huy động huy động vốn của DN trên thị trường tiền tệ từ 1 - 2%.

Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch trái phiếu thứ cấp bình quân đạt 842 tỉ đồng/phiên, gấp 2,3 lần so với năm 2011 (trong đó giá trị giao dịch repos tăng khá mạnh). Tháng 9.2012, HNX đã hoàn thành và chính thức khai trương giao dịch tín phiếu kho bạc. Theo số liệu của KBNN, sau khi tín phiếu được giao dịch, chỉ trong 3 tháng 9, 10 và tháng 11, KBNN đã huy động được 15.597 tỉ đồng tín phiếu, cao hơn cùng kỳ 2011.

HNX cũng cho biết, trong năm 2012 sở đã phối hợp với KBNN, Vụ Tài chính NH, TT Lưu ký CK tiến hành thực hiện hoán đổi 4 đợt, giảm 9 mã trái phiếu với khối lượng hoán đổi thành công là 57,05 triệu trái phiếu. Việc triển khai tái cơ cấu hàng hóa kết hợp với đấu thầu TPCP lô lớn, phát hành bổ sung vào những mã hiện có, đã góp phần tăng quy mô niêm yết trên từng mã. Tính đến ngày 17.12, quy mô niêm yết đạt 8,44 triệu trái phiếu/mã, tăng 34% so với trước khi thực hiện hoán đổi (6,3 triệu trái phiếu/mã). Điều này đã góp phần nâng cao tính thanh khoản của thị trường TPCP trong năm 2012 cao gấp 2,3 lần so với năm 2011.

Nhờ NHTM “bí” đầu ra

Theo đánh giá của HNX, trên thị trường sơ cấp đáng chú ý là cơ cấu kỳ hạn huy động vẫn tập trung chủ yếu vào kỳ hạn ngắn, gây áp lực trả nợ cho tổ chức phát hành và tạo sự cạnh tranh nguồn tiếp cận vốn. Cụ thể, theo số liệu từ HNX, khối lượng huy động kỳ hạn 2 năm và 3 năm chiếm xấp xỉ 68%; kỳ hạn 5 năm chiếm 30%, kỳ hạn 10 năm chiếm 2% và không có kỳ hạn trên 10 năm.

Hơn nữa, trong số các thành viên tham gia thị trường thì chủ yếu chỉ có các NHTM tham gia đấu thầu. Nhiều nhận định cho rằng, điều này xuất phát từ yếu tố nguồn vốn. Theo số liệu mới nhất vừa được NHNN công bố, tăng trưởng tín dụng ước tính cả năm 2012 chỉ khoảng 7% (đến 20.12.2012 tăng 6,45% so với cuối năm 2011). Con số này chỉ bằng phân nửa so với chỉ tiêu cơ quan này đặt ra hồi đầu năm là tăng trưởng tín dụng năm 2012 khoảng 15-17%.

Tổng phương tiện thanh toán cả năm 2012 khá cao, ở mức tăng khoảng 20%. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2012, tiền gửi bằng VND của dân cư tăng tới 36% so với cuối năm 2011. Do đó, với số huy động cao mà cho vay ra lại đạt thấp sẽ khiến các NHTM “bí” đầu ra. Một chuyên gia trong ngành cho rằng, do tắc nghẽn đầu ra nên các NH phải tìm lối thoát. Lối thoát được chuyên gia này nhắc tới chính là kênh trái phiếu.

Mua TPCP, NH sẽ có nhiều mặt lợi. Ngoài việc xử lý tình trạng thanh khoản dư thừa NH còn được hưởng lãi và còn có thể chuyển thành tiền để thanh toán khi cần. Theo công bố trên website của HNX, vùng LS trúng thầu của TPCP nằm trong khoảng từ 7,68 – 17,5%/năm. Tuy nhiên, trong phiên đấu thầu trên HNX gần nhất TPCP do NH Phát triển Việt Nam phát hành, LS trúng thầu cho kỳ hạn 2 năm và 3 năm là 10,47%/năm và 10,57%/năm.

Trong khi đó, LS huy động dân cư kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng theo quy định mới nhất của NHNN chỉ còn 8%/năm. Do đó, nếu chỉ tính đơn thuần về mặt LS thì chỉ cần mua TPCP các NH cũng đã có lãi, chứ không phải lỗ như cách đây vài tháng.

Về lâu dài, việc mua TPCP mang lại sự an toàn rủi ro thanh khoản của TPCP bao giờ cũng thấp hơn so với hoạt động tín dụng của NH. Thêm vào đó, khi lạm phát hạ nhiệt, chính sách tiền tệ được nhận định là sẽ được nới lỏng hơn và NHNN có thể giảm LS tái chiết khấu. Do đó, về dài hạn, việc đầu tư vào TPCP của các NH cũng sẽ lãi.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nếu gác những lợi ích của NH sang một bên thì việc nguồn vốn NH chảy vào kênh trái phiếu sẽ hạn chế dòng vốn chảy sang các kênh khác như cho vay dân cư và nhất là khối DN hiện đang rất cần vốn để phục hồi sản xuất.

Lưu Thủy

lao động

Các tin tức khác

>   Thêm nhiều địa phương sẽ phát hành trái phiếu (26/12/2012)

>   Nóng” trái phiếu, “méo mó” phân bổ đầu tư! (24/12/2012)

>   Huy động trái phiếu chính phủ cả năm đạt 156.544 tỉ đồng (24/12/2012)

>   Trái phiếu Chính phủ: Huy động đến đâu, giải ngân đến đấy! (21/12/2012)

>   Lãi suất trái phiếu chính phủ giảm (19/12/2012)

>   Giải pháp kỹ thuật cho thị trường trái phiếu 2013 (18/12/2012)

>   11 tháng, huy động 130.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (14/12/2012)

>   Huy động vốn qua TPCP cao nhất từ trước đến nay (13/12/2012)

>   FBA chào bán 160,000 trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu (11/12/2012)

>   DBC: Điều chỉnh giá chuyển đổi của Trái phiếu chuyển đổi DBCCB2011 (11/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật