Thứ Hai, 24/12/2012 09:04

Nóng” trái phiếu, “méo mó” phân bổ đầu tư!

Ít ngày qua, dòng tiền từ các tổ chức tín dụng (TCTD) đổ vào thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) có dấu hiệu hạ nhiệt so với trước. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, TPCP vẫn tiếp tục là kênh đầu tư thu hút dòng vốn lớn từ các TCTD.

Trái phiếu vẫn là lựa chọn của các TCTD

Bản tin lãi suất tuần từ 10 -14/12/2012 của nhóm nghiên cứu Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV cho biết, nếu như trong tuần đầu tháng 12, nhu cầu vốn nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc cũng như để phục vụ đầu tư TPCP trong tuần tăng cao thì trong tuần này, nhu cầu vốn của các ngân hàng đã giảm khá mạnh. Bởi một mặt, các ngân hàng đã chuẩn bị đủ thanh khoản phục vụ dự trữ bắt buộc; mặt khác, nguồn vốn dành cho đầu tư trái phiếu cũng giảm hơn 4.000 tỷ đồng trong tuần.

Trên thị trường sơ cấp TPCP, số lượng thành viên tham gia đấu thầu cũng giảm đáng kể so với phiên cuối tháng 11. Khối lượng trúng thầu đạt 1.450 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng gọi thầu đối với kỳ hạn 2 năm, lãi suất tăng 10 điểm lên 9,1%/năm. Trái phiếu kỳ hạn 3 năm, có 1.750 tỷ đồng trúng thầu/2.000 tỷ đồng gọi thầu, với mức lãi suất tăng 5 điểm lên 9,3%/năm. Trái phiếu kỳ hạn 5 năm, chỉ có 200 tỷ đồng trúng thầu/1.000 tỷ đồng gọi thầu, với mức lãi suất 9,65%/năm. Đối với TPCP bảo lãnh, khối lượng trúng thầu cũng giảm mạnh với 1.670 tỷ đồng trúng thầu đối với trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam …

Tuy nhiên, một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cho rằng, mặc dù giao dịch thị trường TPCP giảm, nhưng nguồn cung trên thị trường TPCP nhìn chung vẫn khá lớn nên chắc chắn, đây vẫn là thị trường sôi động, hấp dẫn các ngân hàng. “Khi nền kinh tế vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro, khó lường thì việc các ngân hàng chọn đầu tư vào thị trường TPCP cũng là điều tự nhiên, đặc biệt khi Chính phủ vẫn phát hành trái phiếu với lãi suất rất hấp dẫn”, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy chính sách công Fullbright nhận định.

Đánh giá việc các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào thị trường TPCP, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc Kinh doanh tiền tệ Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) cho rằng, có hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, huy động vốn của các ngân hàng trong năm nay tăng khoảng 15% so với thời điểm cuối năm 2011, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn ngành ước đạt 4 - 5%. Lượng vốn dư thừa này bắt buộc phải tìm đến một kênh đầu tư sinh lời khác và TPCP là một lựa chọn an toàn.

Thứ hai, trong lúc thị trường còn có những khó khăn nhất định, các ngân hàng không muốn tổng tài sản giảm quá nhanh. Do vậy, họ phải trả lãi suất cạnh tranh để giữ thị phần huy động từ dân cư. Bên cạnh đó, tiền gửi từ doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu huy động gây áp lực buộc các ngân hàng phải sử dụng hiệu quả huy động. Hiện tại, mặt bằng lãi suất trả cho tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp thấp dao động từ 0 - 2%/năm, thì lãi suất của TPCP là 9%/năm rõ ràng vẫn hấp dẫn.

“Rõ ràng đây là sự lựa chọn hợp lý đối với các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay”, ông Quang nói.

Tín dụng cho nền kinh tế bị thu hẹp

Ông Nguyễn Xuân Thành nhìn nhận, theo định nghĩa quốc tế, tín dụng cho nền kinh tế là tín dụng cho doanh nghiệp và tín dụng cho Chính phủ không được coi là tín dụng cho nền kinh tế. Việc các ngân hàng đẩy nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường TPCP, mà không vào đưa vốn vào khối doanh nghiệp đương nhiên gây méo mó cơ cấu vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tình trạng này được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài và ông Thành cho rằng, đây không phải là lỗi của các ngân hàng. Để khắc phục được tình trạng này, Chính phủ cần nhanh chóng thực hiện tái cấu trúc 3 trụ cột của nền kinh tế là hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công.

Theo ông Quang, tình hình này có thể sẽ kéo dài sang cả năm 2013 bởi cầu tín dụng không tăng mạnh. Bên cạnh đó, lãi suất TPCP vẫn neo ở mức cao do sức ép từ việc phát hành TPCP để bù đắp cho thâm hụt ngân sách cũng như đầu tư công. Hơn thế, việc các ngân hàng chuyển từ đầu tư TPCP trở lại kênh tín dụng cho doanh nghiệp sẽ diễn ra từ từ, chỉ khi nào tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đạt được kết quả rõ rệt, mới giải quyết được vấn đề cạnh tranh huy động bằng việc đẩy lãi suất lên cao.

“Theo dự báo của HSBC, nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu sẽ khả quan hơn trong năm sau, tác động tích cực hơn với cầu tín dụng. Nhưng, mọi thứ sẽ không diễn ra trong vòng vài tháng, mà vẫn cần đến 1 - 2 năm”, ông Quang nói.

Hồng Dung

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Huy động trái phiếu chính phủ cả năm đạt 156.544 tỉ đồng (24/12/2012)

>   Trái phiếu Chính phủ: Huy động đến đâu, giải ngân đến đấy! (21/12/2012)

>   Lãi suất trái phiếu chính phủ giảm (19/12/2012)

>   Giải pháp kỹ thuật cho thị trường trái phiếu 2013 (18/12/2012)

>   11 tháng, huy động 130.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (14/12/2012)

>   Huy động vốn qua TPCP cao nhất từ trước đến nay (13/12/2012)

>   FBA chào bán 160,000 trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu (11/12/2012)

>   DBC: Điều chỉnh giá chuyển đổi của Trái phiếu chuyển đổi DBCCB2011 (11/12/2012)

>   TDH: Báo cáo bổ sung kết quả chuyển đổi trái phiếu TDH41029 (11/12/2012)

>   Lãi suất trái phiếu chính phủ giảm sâu (11/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật