Thứ Năm, 20/12/2012 08:22

DN xuất khẩu, gánh nặng từ trùng thuế

DN xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất thị trường khi mà xu hướng bị đánh trùng thuế trong điều tra chống bán phá giá đang ngày càng phổ biến.

Hầu hết mặt hàng bị kiện chống bán phá giá đều là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, trong giai đoạn 1995 - 2012, có 62 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam đã diễn ra, trong đó năm 2012 đã có tới 10 vụ, chiếm 1/6 tổng số vụ điều tra trong cả giai đoạn nói trên. Cục Quản lý cạnh tranh cũng cảnh báo, trong thời gian tới các vụ điều tra dạng này sẽ còn tiếp tục tăng và việc đối phó sẽ ngày càng phức tạp, ít nhất là trong 4 năm tới. Các vụ kiện này tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, cá, da giày, sợi, thép, điện tử gia dụng… và ở các thị trường có kim ngạch lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada .

Các vụ điều tra này khiến DN Việt Nam mất thị trường, ví dụ như mặt hàng xe đạp đã không thể quay lại thị trường EU sau thời gian bị điều tra, bởi khi đó bạn hàng đã tìm đối tác khác. Ngay khi bắt đầu bị điều tra chống bán phá giá thì kim ngạch 100 triệu USD hàng năm của mặt hàng này từ từ giảm xuống và sau khi bị áp thuế thì tiếp tục giảm tiếp và chỉ còn khoảng hơn 1 triệu USD mỗi năm.

Tuy nhiên, tại Hội thảo “Ảnh hưởng của việc đánh trùng thuế đối với nền kinh tế phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp” do Cục Quản lý cạnh tranh và Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc phối hợp tổ chức vừa diễn ra, các chuyên gia cảnh báo một vấn đề không mới nhưng ngày càng nặng nề hơn trong thời kỳ kinh tế thế giới suy thoái, xu hướng bảo hộ sản xuất của các nước tăng lên. Đó là xu hướng đánh trùng thuế trong chống bán phá giá, tức là một mặt hàng sẽ bị nước nhập khẩu áp dụng cả hai loại thuế là thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. DN Việt Nam có thể chịu thiệt hại rất lớn, cơ hội thâm nhập thị trường gần như không có khi mà mức thuế vốn đã cao, nay có thể tăng thêm vài lần.

Theo bà Phạm Châu Giang, Phó trưởng nhóm xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, Cục Quản lý cạnh tranh, DN Việt Nam thường phải chịu mức thuế cao hơn nước khác, nay còn phải chịu thêm thuế trợ cấp thì tính cạnh tranh của sản phẩm, cũng như DN càng tăng mạnh. Thực tế, năm 2012 là năm lao đao của ngành thủy sản khi mà hơn 50% DN không thể hoạt động, thuế chống phá giá có thể không phải là thủ phạm chính, nhưng là tác nhân gây ra tình trạng DN Việt Nam tự ép giá lẫn nhau trên thị trường quốc tế.

Trong khi đó, việc thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ở Việt Nam còn hạn chế do hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này ra đời muộn, đến nay mới chỉ có 1 vụ việc nghi vấn bán phá giá được đưa ra điều tra. Đó là vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi phục vụ trong công nghiệp với nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc , Indonesia , Thái Lan , Philippines năm 2009. Kết quả cuối cùng được đưa ra là không áp dụng biện pháp tự vệ, vì không có đủ bằng chứng về thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

Theo bà Giang, Chính phủ đã ban hành pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa vào Việt Nam, pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền và lợi ích của DN chưa cao, chưa nắm rõ quy định pháp luật về phòng vệ thương mại.

Để hỗ trợ DN chủ động phòng ngừa nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, Cục Quản lý cạnh tranh vừa xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá. Mục tiêu lớn nhất của hệ thống là cung cấp cho DN những thông tin về nguy cơ một ngành hàng, mặt hàng cụ thể có thể bị kiện chống bán phá giá ở thị trường chủ lực, cung cấp thông tin dữ liệu xuất nhập khẩu, dung lượng của thị trường nội địa.

Hệ thống được xây dựng từ nguồn thông tin định lượng và định tính. Thông tin định lượng cung cấp mức độ tăng trưởng của lượng nhập khẩu vào một thị trường, tổng mức nhập khẩu của mọi quốc gia khác vào thị trường đó là bao nhiêu, có làm lượng sản xuất nội địa bị giảm và gây thiệt hại cho nhà sản xuất nội địa, giá trung bình của các nước xuất khẩu có giảm dần theo thời gian hay không… Số liệu này được thu thập từ hải quan các nước nhập khẩu, cơ quan thống kê của các thị trường và là cơ sở để đánh giá nước nhập khẩu có động cơ tiến hành vụ kiện chống bán phá hay không. Thông tin định tính dựa vào các văn phòng luật sư, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thông tin báo chí… để xem xét có động thái nào biến động cơ thành hành động hay không.

Trên cơ sở thông tin đó, kết quả về cảnh báo sớm chia làm 3 mức: xanh (an toàn), đỏ (nguy cơ cao) và vàng (cần chú ý theo dõi). Hệ thống sẽ cảnh báo cho 11 ngành hàng xuất khẩu, trong đó có 5 mặt hàng từng có các vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan và cho các thị trường Hoa Kỳ, EU, Canada, Brazil, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ. Những thông tin này được cung cấp tại website www.canhbaosom.vn và các tài khoản truy cập được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Hoàng Duy

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Giao dịch thương mại điện tử chiếm 2,5% GDP (20/12/2012)

>   Vietsovpetro khai thác 6,1 triệu tấn dầu năm 2012 (19/12/2012)

>   Chủ nợ "phong tỏa" nhà máy cồn (19/12/2012)

>   Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ tìm hiểu thị trường (19/12/2012)

>   “Từng có thương vụ gian lận chuyển giá 80 triệu USD” (19/12/2012)

>   Khánh thành công trình thuỷ điện số 1 Đông Nam Á (19/12/2012)

>   TPHCM bàn cách gỡ khó cho doanh nghiệp Nhật (19/12/2012)

>   NHNN lên tiếng về khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra (19/12/2012)

>   Gần 1 triệu người thất nghiệp (19/12/2012)

>   Chống chuyển giá: Khi đại gia vào tầm ngắm (18/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật