Thứ Năm, 01/11/2012 21:51

TTCK: Mua không được mà bán cũng chẳng xong

Kể từ sau sự cố Bầu Kiên, hơn hai tháng qua TTCK chỉ có hai nhịp hồi ngắn hạn đủ T4, T5 vào trung tuần tháng 9 và đầu tháng 10 trong kênh giá hẹp. Giao dịch khó chịu!

Trong vòng 15 phiên gần đây thị trường đang tạo nên sự khó chịu cho nhà đầu tư, với thanh khoản thấp, trung bình khoảng 25 triệu cổ phiếu/phiên mỗi sàn. Sàn HOSE có 11/15 phiên giảm điểm, chỉ số giảm khoảng 1%; sàn HNX có 13/15 phiên giảm điểm, chỉ số giảm khoảng 5%, chưa bằng 1 phiên giảm hết biên độ. Còn các cổ phiếu thì cứ giảm từ từ, đó là điều mà giới đầu tư đáng sợ về sự xác định rõ ràng một xu hướng.

Mua vào là bị kẹp, bán ra là bị lỗ. Nhà đầu tư muốn bán giá xanh cần phải treo lệnh chờ vận may, muốn cắt lỗ thì phải bán thẳng giá đỏ hoặc sàn.

Tuy vậy, tình trạng này cũng đã rất quen thuộc trong nhiều năm nay trên TTCK Việt Nam. Con sóng giảm kéo dài từ tháng 9/2011 đến tháng 1/2012 nhà đầu vẫn còn chịu được huống chi bây giờ mới giảm kéo dài hơn 2 tháng ?!

Ngay cả đến người từng giàu nhất trên TTCK đã lên tiếng mong muốn trở về ngày xưa, nhưng có lẽ chính cái thời cứ mua là thắng ấy đã để lại hậu họa cho đến ngày hôm nay!

Tài sản nhà đầu tư lớn, nhỏ thì tự bốc hơi, doanh nghiệp thì tự mất đi giá trị.

Cùng nhớ lại thời kỳ đỉnh cao của chứng khoán Việt Nam vào những năm 2006, 2007. Khi giới tài chính Việt Nam dường như không còn biết mình đang đầu tư chứng khoán dựa trên nền tảng gì? Kiến thức, kinh nghiệm, hay có tiền cứ mua thì sẽ thắng v.v?

Cũng thời đó người viết đã chứng kiến một Tổng công ty Tài chính lớn của Việt Nam, lãnh đạo cao cấp của đơn vị này dường như cũng chỉ biết mua, tự cho rằng cổ phiếu mình phải cao gấp 7, gấp 10 lần mệnh giá mà lại chẳng đưa ra được lý do gì đặc biệt. Thậm chí, Tổng công ty đó còn ấp ủ cả ý tưởng đào tạo nhân viên để trở thành “market marker”. Hiện tại thì sao, cổ phiếu của Tổng công ty chỉ còn 70% mệnh giá, 10% giá IPO, nhiều lãnh đạo cao cấp cũng bốc hơi tài sản tích lũy hàng chục trước đó vì chính đứa con mình đẻ ra.

Sau 13 năm phát triển, TTCK Việt Nam chưa thấy xuất hiện những nhà đầu tư “danh tiếng” như một số nhà tài phiệt trên thế giới. Các tổ chức như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư trong và ngoài nước sinh ra để là người mẫu cho TTCK thì cũng phải gánh chịu hậu quả đáng kể bởi kết quả kinh doanh thua lỗ, thậm chí phải từ bỏ cả tự doanh, cắt môi nghiệp vụ môi giới.

Vậy chứ ai là người đang thắng trên TTCK Việt Nam? Các nhà hoạch định chính sách cho TTCK đang làm gì? Liệu sắp tới đây có sản phẩm nào mới không? Có biện pháp gì để ngăn chặn hiện tượng cổ phiếu chỉ còn 1,000 đồng/cổ phiếu và không biết hy vọng vào điều gì?

Hai tháng cuối năm TTCK Việt Nam có gì để mong chờ? Chính sách vĩ mô có sáng sủa hơn không? Hai “cục máu đông” nợ xấu và tồn kho liệu có thể giải quyết trong vòng vài tháng tới?

Doanh nghiệp hiện nay chỉ duy trì sự tồn tại đã khó khăn thì nói gì đến trả nợ ngân hàng. Nợ năm nay xin giãn đến năm sau được gọi là “xử lý” nợ xấu hay là gia tăng “nợ xấu trong tương lai”?

Hàng loạt, hàng loạt câu hỏi thường xuyên hiện lên trong tâm trí nhà đầu tư.

Nếu không có một chính sách có thể phá tan “cục máu đông” một cách đúng đắn thì năm 2013 được dự báo sẽ khó khăn thêm nhiều lần. Theo dòng sự kiện, chính sách vĩ mô chỉ có một tia sáng về đề án thành lập công ty mua lại nợ xấu dự kiến được NHNN trình Chính phủ vào ngày 15/11/2012 liệu có sớm trở thành hiện thực, dòng tiền có được khơi thông để TTCK phục hồi trong ngắn hạn?

Cát Lợi (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Chậm đăng ký công ty đại chúng, Giấy Hoàng Văn Thụ bị phạt (01/11/2012)

>   Bong bóng tài sản, vỡ hay xẹp? (01/11/2012)

>   Quỹ đầu tư tìm giải pháp “hạ cánh mềm” (01/11/2012)

>   Cải cách toàn diện để thu hút dòng vốn ngoại (01/11/2012)

>   Bốn điểm "ngược đời" của TTCK Việt Nam (01/11/2012)

>   Tiền rút khỏi Thái Lan và Philippines, đổ vào TTCK Indonesia và Việt Nam (01/11/2012)

>   01/11: Bản tin 20 giờ qua (01/11/2012)

>   Nhiều khả năng giằng co và tích lũy mạnh (31/10/2012)

>   Cầm cố chứng khoán: Nguy cơ hồ sơ giả (31/10/2012)

>   NTP bị phạt 20 triệu đồng vì "quên" công bố thông tin (31/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật