Thứ Sáu, 16/11/2012 15:21

S&P bất ngờ xếp hạng tín nhiệm Eximbank

Ngày 16/11, Standard & Poor's (S&P) công bố xếp hạng nhà phát hành nội tệ và ngoại tệ dài hạn lần đầu đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập nhẩu Việt Nam – Eximbank (HOSE: EIB) ở mức “B+” với triển vọng “ổn định”.

* VIC: Đến lượt S&P xếp hạng tín nhiệm lần đầu ở mức “B”, triển vọng “ổn định”

* Giả định 3 kịch bản hợp nhất Sacombank và Eximbank

* EIB: Lãi 9 tháng đạt 53% kế hoạch, tổng tài sản và tín dụng đều giảm


Trong khi đó, xếp hạng nhà phát hành nội tệ và ngoại tệ ngắn hạn của EIB được S&P đánh giá ở mức “B”. S&P cũng công bố xếp hạng tín nhiệm dài hạn và ngắn hạn EIB theo thang đo khu vực ASEAN lần lượt ở mức “axBB” và “axB”.

Ngoài ra, tổ chức này còn đánh giá xếp hạng tình trạng tín dụng độc lập (SACP) của EIB ở mức “b+”.

Theo S&P, EIB có tình hình kinh doanh “ổn định”, lợi nhuận và nguồn vốn “yếu”, rủi ro “vừa phải”, nguồn quỹ “trung bình” và thanh khoản “đủ”.

Triển vọng “ổn định” cho thấy S&P kỳ vọng EIB sẽ duy trì được tình hình tài chính và tốc độ tăng trưởng ổn định trong điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn.

Chuyên gia phân tích tín dụng Ivan Tan của S&P nhận định: “EIB là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với thị phần tiền gửi vào khoảng 2% và điều này đã hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng”.

Theo S&P, EIB được hưởng lợi từ sự hợp tác với cổ đông chiến lược nước ngoài nắm giữ 15% vốn là Tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corp. (Nhật Bản). S&P đánh giá khả năng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của EIB ở mức “vừa phải” dù ngân hàng này chủ yếu tập trung vào các hoạt động trong nước. S&P cho rằng lợi nhuận của EIB chủ yếu đến từ thu nhập lãi vay.

Ông Tan nói: “Chúng tôi nhận thấy chiến lược tăng trưởng của ban lãnh đạo EIB là khá mạnh mẽ và hy vọng các nỗ lực bình ổn hệ thống ngân hàng của Chính phủ sẽ giúp EIB có được chiến lược tăng trưởng cân bằng hơn”.

Theo quan điểm của S&P, lợi nhuận và nguồn vốn của EIB không tác động đến xếp hạng tín nhiệm. Tổ chức này dự báo tỷ lệ dự phòng rủi ro trước điều chỉnh đa dạng hóa của EIB sẽ duy trì ở mức 3.5%-4% trong vòng 12-18 tháng tới.

Trong khi đó, S&P dự báo tài sản xấu của EIB sẽ gia tăng vì từ trước đến nay tăng trưởng cho vay của ngân hàng vẫn cao hơn mức bình quân ngành. Hơn nữa tổ chức này còn cho rằng nếu căn cứ theo các tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng tài sản của EIB vẫn yếu.

Tỷ lệ cho vay/huy động của EIB đã vượt 100% và cao hơn so với các ngân hàng khác. S&P dự báo cơ sở tiền gửi của EIB sẽ gia tăng nhờ kế hoạch mở rộng chi nhánh và hoạt động kinh doanh của các chi nhánh hiện tại. Lượng tiền mặt đang nắm giữ và các tài sản có thanh khoản khác của EIB đang hỗ trợ cho mức thanh khoản “đủ” của ngân hàng.

S&P cho biết có thể nâng xếp hạng tín nhiệm nếu EIB cải thiện đáng kể vị thế kinh doanh và quản lý được rủi ro.

Ngược lại, S&P cho biết có thể hạ xếp hạng tín nhiệm của EIB nếu xảy ra một trong 3 khả năng sau: (1) tài sản yếu kém vượt 10%; (2) thanh khoản và nguồn vốn sa sút, chẳng hạn khi tỷ lệ cho vay/huy động duy trì trên 115%; (3) sức mạnh nguồn vốn suy yếu đáng kể, chẳng hạn như tỷ lệ dự phòng rủi ro trước điều chỉnh đa dạng hóa giảm xuống dưới 3%.

Xem thêm: Toàn cảnh xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, ngân hàng và doanh nghiệp 2012

* Phần 1: Thăng trầm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

* Phần 2: "Mối duyên đầu" giữa Moody's và ngân hàng Việt

* Phần 3: Techcombank: Bước lùi 6 năm của xếp hạng tín nhiệm

* Phần 4: ACB: 5 lần bị Moody’s cắt giảm tín nhiệm và đang trong tầm ngắm hạ bậc của Fitch

* Phần 5: VIBank: Điệp khúc hạ bậc và cảnh báo hạ bậc tín nhiệm

* Phần 6: SHB lọt vào “lăng kính đen” của Moody’s

* Phần 7: MBB trôi theo xếp hạng tín nhiệm quốc gia

* Phần 8: Sacombank “gây khó” cho Moody’s, S&P và Fitch

* Phần 9: Vietinbank: “Lính mới” của Moody’s tại Việt Nam

* Phần 10: Vietcombank: Điểm sáng xếp hạng tín nhiệm khối ngân hàng

* Phần cuối: Agribank: Mới chỉ có Fitch “dòm ngó” xếp hạng tín nhiệm

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   NKG: BCTC HN Q3-2012 (16/11/2012)

>   IDV dự kiến tháng 12 trả cổ tức 2012 bằng tiền 8% và bằng cổ phiếu 12% (16/11/2012)

>   AVS giải thể: Cổ đông lớn phải “lụy” cổ đông nhỏ (16/11/2012)

>   VCG: Hợp nhất quý 3 từ lãi chuyển sang lỗ gần 106 tỷ đồng (16/11/2012)

>   VCH: ĐHĐCĐ thường niên 2012 lần 1 bất thành (16/11/2012)

>   Dấu hỏi ở ngân hàng Navibank (16/11/2012)

>   SJM: Giải trình lợi nhuận hợp nhất quý 3 lỗ hơn 3 tỷ đồng (16/11/2012)

>   TIG: Hợp nhất 9 tháng lỗ ròng gần 2 tỷ đồng (16/11/2012)

>   “Doanh nghiệp” TTCK Việt Nam: Thực trạng đang như thế nào? (16/11/2012)

>   TTF: Lãi hợp nhất quý 3 tăng đột biến 10 lần cùng kỳ (15/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật