Thứ Năm, 08/11/2012 23:04

Sacomreal: “Tuyến phòng ngự chống lỗ” gặp khó

Thời gian gần đây, thị giá SCR đã giảm khá sâu sau thông báo bán ra 21.45 triệu cổ phiếu của Chủ tịch HĐQT. Kế đến là những thông tin chưa rõ ràng về những vấn đề pháp luật mà Chủ tịch đang gặp phải. Những thuận lợi và thách thức trong tương lai của SCR đang được nhà đầu tư và thị trường quan tâm nhằm định hướng đầu tư cổ phiếu này trên sàn chứng khoán.

* “Cánh tay” Thành Thành Công nối dài đến đâu?

* Ma trận sở hữu ngành mía đường của gia đình Đặng - Huỳnh

* Nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank Đặng Văn Thành và Chủ tịch Sacomreal đã về nhà

 

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương tín - Sacomreal (HOSE: SCR) là doanh nghiệp địa ốc lớn trên sàn chứng khoán. Lớn ở quy mô tổng tài sản với 5,849 tỷ đồng và lớn ở cả thanh khoản khi có tới trăm triệu cổ phiếu trong tay các nhà đầu tư thường xuyên mua bán. Vì thế, SCR là cổ phiếu có tính đầu cơ cao, là một trong những cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến thị trường.

SCR có thuận lợi “quá lớn lao” khi có vốn chủ sở hữu đến hơn 2,387 tỷ, trong đó thặng dư vốn cổ phần đến hơn 600 tỷ đồng. Vì thế, giá trị sổ sách của SCR là hơn 16,000đ/cp, cao hơn 4 lần thị giá hiện nay. Nếu chỉ “cô đọng” lại ở lượng vốn này (tức không vay mượn thêm) thì quy mô hoạt động SCR vẫn rất lớn và không gặp rủi ro lớn nào cả. SCR thừa hưởng thương hiệu Sài Gòn Thương Tín, có cổ đông sáng lập là Công đoàn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Sacombank (HOSE: STB) nên được “hậu thuẫn và hỗ trợ” về vay nợ từ ngân hàng, kể cả một loạt đơn vị kinh tế, đặc biệt là những công ty của gia đình Chủ tịch như Thành Thành Công (ThanhThanhCong), Đặng Huỳnh.

Tuy nhiên, tháng 9 vừa qua, Công ty Toàn Thịnh Phát (ToanThinhPhat) của Tổng giám đốc SCR đã đăng ký và bán ra toàn bộ hơn 839,000 cổ phiếu SCR. Những nhà đầu tư hoài nghi cho rằng đây có thể là “cánh chim báo bão”. Nỗi hoài nghi này vẫn chưa được “phản biện phủ định” vì Toàn Thịnh Phát “thoái sạch vốn” bằng khớp lệnh trên sàn với giá thấp đến 1/3 giá trị sổ sách và Tổng giám đốc là người “biết rõ hơn ai hết” thực trạng và tương lai của SCR. Từ đây, con tàu SCR được “cầm lái” bởi một “hoa tiêu” mà lỡ tàu gặp sự cố thì “không mất gì cả”.

Hơn tháng sau, đến lượt Chủ tịch SCR đăng ký và đã bán đến 21.45 triệu cổ phiếu khiến nỗi hoài nghi về những thách thức tương lai của SCR lại được đặt ra. “Thuyền trưởng” SCR đã chuyển 2/3 tài sản rời tàu.

Sau đó, thị trường tiếp tục chứng kiến những thông tin chưa rõ ràng về vướng mắc của Chủ tịch với Luật pháp. SCR gần như chỉ có một "ông chủ" là chủ tịch HĐQT với "tập đoàn kinh tế gia đình" hậu thuẫn sau lưng vì ngoài Chủ tịch, hiện nay SCR gần như không thấy cổ đông lớn nào cả. Vì thế, thị trường chưa sẵn sàng đón nhận một SCR mà không có Chủ tịch hiện hữu. Nếu điều này xảy ra, SCR gần như là cổ phiếu "mồ côi" - một SCR quá lớn được quản trị và điều hành bằng những cổ đông nhỏ lẻ. Nỗi lo nghĩ này sẽ sớm được giải tỏa nếu thị trường được thông tin về sự xuất hiện những đại cổ đông mới (là những người đã mua hơn 21 triệu cổ phiếu thỏa thuận do Chủ tịch SCR bán ra), sẵn sàng tiếp tục "cầm lái" con thuyền SCR trước nhiều thử thách hiện nay.

Nhà đầu tư hoài nghi đã cho rằng SCR đang đối diện với nhiều thách thức. Đầu tiên là những nỗ lực để “SCR không lỗ” đang “cạn dần”. Thành Thành Công đã “mua vào” vốn góp của SCR tại May Tiến Phát vào giữa năm 2011 để SCR lãi 261 tỷ đồng, SCR đã bán ra hơn ngàn tỷ đồng cổ phiếu và vốn góp vào lúc thị trường đang cao của 2012 (840 tỷ đồng công cụ nợ và 318 tỷ đồng đầu tư góp vốn) để “có lãi” …Nay, quý 3/2012, SCR “cạn nguồn lực” nên đành chỉ lãi vài trăm triệu (810 triệu đồng), báo hiệu “tuyến phòng ngự chống lỗ” đối diện nhiều khó khăn.

Thách thức cơ bản và lớn nhất của SCR là nợ quá lớn. Tổng nợ phải trả của SCR trên báo cáo quý 3/2012 là 3,462 tỷ đồng trong khi SCR đối diện với khó khăn trong việc chuyển hóa tài sản ra tiền trả nợ. Những tài sản có thể chuyển hóa ra tiền thì SCR đã chuyển hóa rồi, điển hình như bán gần sạch cổ phiếu niêm yết, các công cụ nợ khác, thu về cả ngàn tỷ và “dành ưu tiên” trả sạch nợ cho…Thành Thành Công, Đặng Huỳnh! Nay tài sản còn lại của SCR chủ yếu là bất động sản (tồn kho 2,599 tỷ đồng), vốn đầu tư dài hạn vào công ty con và liên kết (1,287 tỷ đồng), nên sẽ khó và chậm thu hồi. Cân đối tiền trả nợ khổng lồ trước mắt là thách thức lớn với SCR.

Đến hạn trái phiếu là thách thức SCR phải đối đầu. SCR đã phát hành và được các ngân hàng mua 614 tỷ trái phiếu. Nay trái phiếu sắp đến hạn (chủ yếu từ 10/2012 đến 1/2013). Bên cạnh tìm nguồn trả nợ và lãi trái phiếu, SCR phải đối diện khoản hạch toán trả lãi khá lớn. Hạch toán vào chi phí sẽ lỗ lớn, hạch toán bổ sung vào sản phẩm dỡ dang sẽ nâng giá bất động sản lên quá cao giá thị trường, tiềm ẩn rủi ro về sau.

Thách thức về “đóng băng bất động sản” cũng đang áp lực nặng nề lên SCR. Tuy có vốn chủ sở hữu khổng lồ nhưng SCR cũng vay khổng lồ, thuộc diện thách thức bất động sản phổ biến hiện nay. Đó là doanh nghiệp có 2 đồng, vay thêm 2 đồng làm địa ốc, nay lãi vay đã là 1 đồng nên phải trả chủ vay đến 3 đồng. 4 đồng đầu tư địa ốc ban đầu nay chỉ còn giá trị 3 đồng, chỉ đủ để trả chủ cho vay. Khoản đầu tư địa ốc lớn nhất là dự án tại Phú Thuận, Q7 với vốn bỏ ra gần 1,500 tỷ đồng vẫn chưa có thông tin thanh khoản. Dẫu quy mô lớn hay nhỏ nhưng doanh nghiệp bất động sản đã “sa” vào mô hình vay nợ trên thì có thể cùng “bình đẳng” với nhau về vốn chủ sở hữu thực tế.

SCR đã được ưu ái trong vay nợ quá lớn đến hàng ngàn tỷ đồng, bao gồm vay nợ từ STB, vay nợ "siêu ưu ái” (bán trái phiếu) từ các ngân hàng khác (HBB, Oceanbank, ...), vay nợ từ các đơn vị không hề có giao dịch mua bán (là đặc điểm cực hiếm đối với doanh nghiệp). Mọi người đều cảm nhận rằng những "ưu ái" này có được do SCR có "quan hệ đặc biệt với STB". Nay STB thay đổi Chủ tịch HĐQT, SCR sẽ đối diện thách thức "bị thu nợ" từ các chủ nợ trên trong hoàn cảnh tiền vốn đang nằm trong bất động sản đóng băng và những khoản góp vốn dài hạn vào các công ty liên kết, công ty con, không thể chuyển hóa nhanh ra tiền trả nợ.

Tương lai SCR đang nằm phía trước, giữa những thuận lợi và thử thách. Tương lai về quản trị và điều hành, tình trạng đóng băng và biến động giá bất động sản, mối quan hệ "hữu hảo" trong việc tiếp tục được vay nợ là những thông số lớn trên chặng đường trước mắt của SCR.

Nguyễn Đình Dũng (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Đánh giá thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Cần khách quan (08/11/2012)

>   BTT: 9 tháng thực hiện 60% kế hoạch lợi nhuận (09/11/2012)

>   EID: Giải trình lợi nhuận quý 3 tăng gần 25% (09/11/2012)

>   GGG: Lỗ quý thứ 6 liên tiếp (09/11/2012)

>   HVT: Điều chỉnh chỉ tiêu Giá trị sản xuất công nghiệp và đầu tư (08/11/2012)

>   HVG: Lãi ròng hợp nhất quý 3 giảm 16% cùng kỳ (08/11/2012)

>   HDC: Chào bán đợt 1 dự án Đồi Ngọc Tước II (08/11/2012)

>   DTV: Phạt 7.5 triệu đồng vì vi phạm công bố thông tin (08/11/2012)

>   Chủ tịch hội đồng quản trị để lại món nợ 1.600 tỷ (08/11/2012)

>   SHS: Giải trình lỗ gần 60 tỷ đồng quý 3 (08/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật