Thứ Bảy, 24/11/2012 08:49

Quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán sẽ không còn... cho vui

Những công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt, thậm chí có cá nhân lãnh đạo bị xử lý hình sự thời gian qua, đều có quy trình kiểm soát, quản lý rủi ro, nhưng đã bị bỏ qua hoặc thao túng.

Những công ty quản trị rủi ro không tốt sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy và thiệt hại cho nhà đầu tư.

Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán), cho biết dự thảo thông tư thay thế Quyết định 27 về quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán chuẩn bị được ban hành sẽ buộc các công ty phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro. Tuy nhiên quan trọng hàng đầu vẫn là ý thức từ bản thân doanh nghiệp.

Luật hóa yêu cầu quản trị rủi ro

Thị trường đã chứng kiến nhiều công ty chứng khoán từ quy mô nhỏ đến lớn gần đây rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt. Nguyên nhân trực tiếp thì có nhiều, nhưng tựu trung lại, vấn đề quan trọng nhất vẫn là các quy trình quản trị rủi ro được xây dựng chỉ nằm trên giấy. Không chỉ việc thực thi quản trị rủi ro kém mà nhiều trường hợp chính những người điều hành thao túng hoạt động, phớt lờ các quy trình quản lý rủi ro.

Trên lý thuyết quy trình quản trị rủi ro giúp các công ty chứng khoán xác định các giá trị rủi ro trong các hoạt động để từ đó ước đoán nguy cơ rủi ro và có biện pháp chủ động xử lý các rủi ro này, trước khi chúng trở thành những thiệt hại thực tế. Tuy nhiên qua kết quả kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán nhà nước tại các công ty chứng khoán có vấn đề vừa qua đã xác nhận những công ty có sai phạm đều đã có quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro nhưng việc thực thi rất kém, thậm chí có tình trạng thao túng của người điều hành.

Hội đồng quản trị tới đây phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc để xem xét toàn bộ hoạt động của công ty chứng khoán. Ban giám đốc cũng phải thành lập một bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc. ban giám đốc qua đó kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty.

Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán)

“Qua kiểm tra những công ty vi phạm, họ đều có hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng hiệu quả kém và ban điều hành có vấn đề. Thậm chí một số công ty có quy trình nhưng hoạt động mang tính hình thức. Công ty nào chú trọng kiểm soát nội bộ tốt thì không có rủi ro thời gian qua”, ông Sơn nói.

Theo ông Phạm Hồng Sơn, việc sửa đổi Quyết định 27 tập trung nhiều hơn vào quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt vấn đề quản trị nội bộ được chú trọng vừa đưa ra thành tiêu chuẩn bắt buộc, thay vì để các công ty xây dựng một cách tự nguyện như hiện nay.

Hội đồng quản trị tới đây phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc để xem xét toàn bộ hoạt động của công ty chứng khoán. Ban giám đốc cũng phải thành lập một bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc. ban giám đốc qua đó kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty. Việc kiểm soát này nhằm tránh thực trạng thời gian qua giám đốc điều hành hoạt động mà hội đồng quản trị lại không biết gì, do đó gây nên những rủi ro, và người cuối cùng chịu tổn thất là những ông chủ có tiền”, ông Sơn cho biết.

Theo quy chế này, hội đồng quản trị cũng phải lập một tiểu ban về quản trị rủi ro. Tiểu ban này phải có một trưởng tiểu ban và trực thuộc Hội đồng quản trị. Ban giám đốc cũng phải thành lập một bộ phận về quản trị rủi ro. Như vậy rủi ro được quản trị theo hai cấp. Chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro là hội đồng quản trị - những ông chủ. Cách thức quản trị rủi ro ra sao ban giám đốc phải đệ trình lên tiểu ban quản trị rủi ro để trình hội đồng quản trị.

Tăng cường giám sát, phòng ngừa từ xa

Cũng theo quy định mới, quản trị rủi ro sẽ không còn là hoạt động mang tính “trang điểm” của công ty chứng khoán nữa. Cơ quan quản lý sẽ tăng cường giám sát hoạt động quản trị rủi ro, quản trị nội bộ.

“Điểm mới của Thông tư là các báo cáo về quản trị rủi ro của công ty hàng tháng cũng phải báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán theo mẫu. Hiện chúng tôi đã lấy ý kiến các thành viên thị trường và đã nhận được sự thống nhất cao với mô hình này. Sắp tới Ủy ban Chứng khoán sẽ tổ chức hội thảo với các công ty chứng khoán để bàn thêm về quản trị rủi ro áp dụng”, ông Sơn cho biết.

Một công cụ mới cũng được triển khai phục vụ công tác quản lý của cơ quan điều hành, là xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với rủi ro các công ty chứng khoán có thể gặp phải để có biện pháp xử lý phù hợp. Ông Sơn cho biết hệ thống tự động này được mô hình hóa và dựa trên những tiêu chí giám sát như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, các vi phạm trong quá khứ… Các tham số rủi ro sẽ thay đổi linh hoạt theo điều kiện thực tế.

 Thông tư 27 sửa đổi quy trình hóa thủ tục dẫn đến việc thu hồi: khi công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động hết 60 ngày và không không khắc phục được, Ủy ban Chứng khoán sẽ ban hành quyết định thực hiện thủ tục để thu hồi giấy phép.

“Hệ thống này giúp cảnh báo sớm về rủi ro trong tương lai gần (một năm tới) nếu công ty vẫn không có sự thay đổi trong hoạt động. Hệ thống sẽ cho điểm rủi ro đối với từng công ty theo tham số đầu vào dựa trên dữ liệu quá khứ. Các công ty có điểm số rủi ro cao sẽ bị tăng cường kiểm tra, giám sát. Thực tế là khi chạy thử với các công ty đã bị kiểm soát đặc biệt thời gian qua theo số liệu kinh doanh 6 tháng đầu năm thì mức độ cảnh báo chính xác tới 70%”.

Mạnh tay tái cấu trúc

Rút ngắn thời gian cho phép để khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt, đình chỉ toàn bộ hoạt động, thu hồi giấy phép là những chế tài cứng rắng được luật hóa trong Thông tư 27 sửa đổi tới đây. Ông Sơn cho biết công ty chứng khoán sẽ bị đình chỉ ngay một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ hoạt động nếu có vi phạm. Nếu hết thời hạn cho phép khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt mà công ty không khắc phục được thì sẽ bị thu hồi giấy phép. Thông tư 27 sửa đổi quy trình hóa thủ tục dẫn đến việc thu hồi: khi công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động hết 60 ngày và không không khắc phục được, Ủy ban Chứng khoán sẽ ban hành quyết định thực hiện thủ tục để thu hồi giấy phép.

“Khi đã yêu cầu công ty chứng khoán chấm dứt mọi hoạt động nghiệp vụ, tức là công ty phải tất toán tài khoản khách hàng. Quy định dừng hoạt động là để tránh ảnh hưởng đến khách hàng, đây là điều quan trọng nhất, còn nếu công ty có nợ nần thì liên quan đến các thủ tục phá sản sau đó. Tư cách thành viên tại hai sở giao dịch cũng bị khai trừ hết. Sau khi đã thực hiện xong việc tất toán khách hàng thì Ủy ban Chứng khoán sẽ ra văn bản hoàn tất việc thu hồi giấy phép. Điều này có nghĩa là khi công ty chứng khoán hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính mới rút giấy phép. Khi đã có quyết định rút giấy phép thì công ty chỉ còn giải pháp giải thể hoặc phá sản. Đây cũng là mục tiêu tái cấu trúc hệ thống công ty chứng khoán. Những công ty vừa rồi bị kiểm soát đặc biệt, nếu tới đây không khắc phục được sẽ bị thực thi theo Thông tư 27 mới này”, ông Sơn nhấn mạnh.

Khánh Hà

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Giao dịch chui, 3 cá nhân bị phạt 160 triệu đồng (23/11/2012)

>   MBS thay đổi địa điểm phòng giao dịch (23/11/2012)

>   REE đề xuất hạ room ngoại xuống 39% (23/11/2012)

>   Thị trường đang trong giai đoạn khá nguy hiểm (23/11/2012)

>   Giải mã giao dịch thoả thuận “khủng” cổ phiếu EIB (23/11/2012)

>   Macro View: Nhận định sự kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK (26/11/2012)

>   23/11: Bản tin 20 giờ qua (23/11/2012)

>   "Sale off" thua lỗ (22/11/2012)

>   AVS ngừng giao dịch tại HNX từ 28/12 (22/11/2012)

>   Ráo riết mời gọi cổ đông chiến lược (22/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật