Thứ Sáu, 23/11/2012 11:32

Giải mã giao dịch thoả thuận “khủng” cổ phiếu EIB

Bí ẩn lớn nhất trên thị trường chứng khoán về những giao dịch thoả thuận “khủng” lên tới hàng trăm triệu cổ phiếu EIB trong thời gian qua đang dần được giải mã.

Sau sự việc bầu Kiên bị bắt, cổ phiếu EIB của Ngân hàng Eximbank bốc hơi đến hơn 30% thị giá, nhiều phiên xuất hiện các giao dịch thoả thuận với khối lượng cả hàng chục triệu cổ phiếu. Nếu tính từ tháng 9/2012 đến nay đã có khoảng 180 triệu cổ phiếu EIB giao dịch thoả thuận, tương đương với khoảng 15% vốn cổ phần của ngân hàng này.

Giao dịch cổ phiếu EIB trong năm 2012

Nguồn: VietstockFinance

Tuy nhiên, Ai mua? Ai bán vẫn là những câu hỏi lớn mà cộng đồng đầu tư kiếm tìm. Tất cả vẫn là một ẩn số bởi cả người mua lẫn người bán đều là những cổ đông tuy lớn mà “nhỏ” (nắm giữ dưới 5% vốn) nên không thuộc diện bắt buộc phải công bố thông tin.

Nhiều giả thiết đã được đặt ra khi cổ phiếu EIB liên tục có những lô giao dịch thoả thuận khủng đầy “bí ẩn”. Đặc biệt, trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11 vừa qua có đến gần 150 triệu cổ phiếu được trao tay nhưng không có một thông tin nào được hé lộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mãi cho đến 12/11, công bố duy nhất có liên quan đến các giao dịch thoả thuận cổ phiếu EIB trên Sở GDCK TPHCM (HOSE) cho thấy một cái tên khá quen thuộc. Cụ thể, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) - công ty con 100% vốn của Ngân hàng ACB - công bố đã bán hơn 9.75 triệu cp EIB, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn hơn 48.59 triệu cp (3.93%). Cũng theo thông báo này, hiện Ngân hàng Á Châu (ACB) đang nắm giữ hơn 12.83 triệu cp. Như vậy, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm ACB tại EIB còn lại là 61,386,387 cp, chiếm 4.97% vốn.

Tuy nhiên, theo nguồn tin của chúng tôi thì cho đến nay, ACB và các thành viên liên quan đã thoái hơn 61 triệu cp trên. Trong đợt vừa qua, không chỉ ACBS, ACB bán ra cổ phiếu EIB, ngay cả Công ty cổ phần địa ốc ACB (ACBR) và Ngân hàng Đại Á (DaiABank) - hai đơn vị có mối liên hệ với ACB - cũng đã đồng loạt thoái vốn.

Người bán đã rõ, vậy người mua là ai? Những nhà đầu tư nào có tiềm lực tài chính đủ mạnh để có thể gom sạch lượng cổ phiếu “khủng” được đẩy ra thị trường như trên?!

Nhận định từ nhiều chuyên gia cho rằng nguồn tiền lớn trên chỉ có thể xuất phát từ hệ thống ngân hàng bởi khó có cá nhân nào có thể đáp ứng được một lượng tiền mặt khủng cho các giao dịch này trong thời buổi khan hiếm tiền mặt như hiện nay.

Và một trong những nhân vật tạo nên “con sóng” giao dịch thoả thuận thời gian qua hoàn toàn trùng khớp với nhận định trên. Một nhóm những cá nhân có liên quan đến một ngân hàng có trụ sở tại TPHCM đã nhận chuyển nhượng gần 4% vốn EIB trong các đợt giao dịch thoả thuận vừa qua. Điều này liệu có mở ra một kết nối mới giữa ngân hàng mua vào, ngân hàng bán ra với Eximbank?

Dù chưa rõ mục đích của “ông lớn” mới khi mua lượng lớn cổ phần EIB nhưng có thể thấy rằng khó có thể xảy ra một vòng lặp “thâu tóm” tại EIB như những gì đã từng xảy ra với Sacombank hơn một năm về trước như những lời đồn đại bởi cơ cấu sở hữu EIB có sự phân tán.

Eximbank có vốn điều lệ hơn 12,355 tỷ đồng, tương ứng với hơn 1,235.5 triệu cổ phiếu lưu hành. Tại thời điểm 30/06/2012, các cổ đông lớn của Eximbank chiếm đến 60% vốn của ngân hàng: Sumitomo Mitsui Banking Corporation nắm giữ tỷ lệ 15% vốn, Ngân hàng Vietcombank 8.2%, VOF Investment Fund (VinaCapital) 5%, Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - S.J.C (Chủ tịch Lê Hùng Dũng làm đại diện) 2.074%. Ngoài ra, HĐQT, BKS, Ban điều hành và những thành viên liên quan nắm giữ tỷ lệ khoảng 3.75%.

Cơ cấu cổ đông tại Eximbank

Tuy nhiên, câu chuyện về những giao dịch thoả thuận “khủng” cổ phiếu EIB dường như vẫn chưa khép lại…

LĐ (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   PHT dự kiến bán 149,363 cp quỹ (23/11/2012)

>   CMV: Chủ tịch Nguyễn Thị Việt Ánh mua thêm 100,000 cp để đầu tư (23/11/2012)

>   VFMVFA: Vợ Thành viên BKS Lê Anh Tuấn đăng ký mua 100,000 cp (23/11/2012)

>   IDI: Chứng khoán MB nâng sở hữu lên gần 16% (23/11/2012)

>   VFMVF1: Em thành viên BKS VFM không CBTT giao dịch cổ phiếu (23/11/2012)

>   KDC: Thành viên BKS Võ Long Nguyên không CBTT trước khi giao dịch (23/11/2012)

>   REE: Chồng Chủ tịch Nguyễn Thị Mai Thanh mua thêm 7.2 triệu cp (22/11/2012)

>   SJD: Vietnam Investment giảm sở hữu xuống 7.39% (22/11/2012)

>   KDC: Phó TGĐ Lê Anh Quân đăng ký bán 2,000 cp (22/11/2012)

>   C21: Em trai Phó TGĐ Nguyễn Mạnh Hào đăng ký bán hết 42,000 cp (22/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật