Thứ Tư, 07/11/2012 23:03

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chuyển qua làm cung ứng

Nhiều doanh nghiệp sau ngày 30-9 bị rút phép xuất khẩu gạo đã chuyển sang làm doanh nghiệp cung ứng hoặc ủy thác xuất khẩu, chỉ có số ít ngưng hoạt động trong ngành gạo.

Một doanh nghiệp không tiện nêu tên, có nhà máy xay xát và lau bóng gạo ở Long An cho hay chuyển sang làm ủy thác xuất khẩu sau khi bị rút giấy phép lau bóng gạo do không đạt yêu cầu của Nghị định 109 về kinh doanh và xuất khẩu gạo. Bà cho hay vẫn tiếp tục mua bán với các khách hàng Trung Quốc và Đài Loan của mình do mặt hàng gạo thơm, nếp vẫn rất hút khách.

Đến ngay 30-9 có 117 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định của Nghị định 109. Trong số đó Bộ Công Thương cấp phép xuất khẩu cho 100 doanh nghiệp. 17 doanh nghiệp còn lại được cho phép kéo dài đến ngày 31-12-2012.

Năm 2011 có 221 doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Tính đến 7 tháng của năm 2012 thì có 130 doanh nghiệp, giảm đến 90 doanh nghiệp. Trong số đó có 71 doanh nghiệp xuất khẩu từ 10.000 tấn gạo/năm trở lên, chiếm đến 96% tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước, còn lại 59 doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chiếm chưa đến 4%.

Theo đại diện Sở Công Thuơng một số tỉnh, các đơn vị này đã rà soát và phát hiện nhiều doanh nghiệp chưa đủ chuẩn như quy định và đã báo cáo Bộ Công Thương để rút giấy phép các doanh nghiệp này và cấp bổ sung cho các doanh nghiệp khác để cho có đủ 100 doanh nghiệp.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đề nghị các doanh nghiệp nếu không đạt thì có thể chuyển qua các hình thức uỷ thác xuất khẩu hoặc đăng ký trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

“Không nhất thiết phải đầu tư nhiều vốn liếng, gây lãng phí trong khi vẫn có thể tham gia thị trường xuất khẩu gạo được dự báo sẽ tiếp tục sôi động từ nay đến đầu năm 2013”, ông nói.

Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam mấy ngày qua đã tăng nhẹ, giá gạo cao cấp 5% tấm của Việt Nam dao động từ 455 đến 465 đô la Mỹ/tấn, thấp hơn 100 đô la Mỹ/tấn so với gạo Thái Lan nhưng giá gạo Việt cao hơn khoảng 25 đô la Mỹ/tấn so với giá gạo Ấn Độ. Trong khi đó giá chào gạo 25% tấm của Việt Nam dao động từ 420 đến 430 đôla Mỹ/tấn.

Theo trang thông tin về thị trường gạo Oryza, Bộ Thương mại Thái Lan đang đàm phán với Trung Quốc để nâng lượng gạo bán cho Trung Quốc từ 300.000 tấn/năm lên 5 triệu tấn trong vòng 3 năm từ năm 2013.

Nếu thỏa thuận này được thực hiện, Chính phủ Thái Lan sẽ làm giảm các chỉ trích nhằm vào chương trình trợ giá gạo xuất khẩu đã làm giảm đến 44% luợng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm nay do giá quá cao.

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Thái Lan tồn kho 12 triệu tấn gạo trong năm đầu tiên thực hiện chương trình trợ giá. Năm thứ 2 của chương trình này bắt đầu từ ngày 1-10 ghi nhận khoảng nửa triệu tấn gạo được mua trợ giá.

Phạm Thái

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giá hạt tiêu biến động mạnh (07/11/2012)

>   Nông sản Việt sẽ lên sàn giao dịch Singapore (05/11/2012)

>   Xuất khẩu gạo đã đứng số 1 (02/11/2012)

>   Xuất khẩu càphê cả nước đạt kỷ lục gần 3,4 tỷ USD (02/11/2012)

>   Cà phê trong nước đang rẻ nhất trong 6 tháng (02/11/2012)

>   Cà phê robusta thấp nhất 7 tuần, đường vững, cacao tăng (31/10/2012)

>   Giá lúa gạo giữ đà tăng (29/10/2012)

>   Loay hoay bài toán tiêu thụ đường (27/10/2012)

>   Việt Nam xuất khẩu gạo số một thế giới (26/10/2012)

>   Giá gạo tiếp tục đi lên (25/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật