Thứ Hai, 19/11/2012 15:33

Nhật Bản chồng chất khó khăn

Nhật Bản đang đối mặt với những khó khăn chồng chất khi GDP thụt lùi, mấp mé bờ suy thoái, ngành điện tử - động lực chính của xuất khẩu - lao đao, nợ công đè nặng, Thủ tướng quyết định giải tán Quốc hội và kêu gọi tổng tuyển cử sớm...

Số liệu mới công bố cho thấy GDP Nhật Bản thụt lùi 0,9% trong quý vừa qua và giảm 3,5% so với năm ngoái, làm gia tăng mối lo ngại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới bị đẩy vào cuộc suy thoái mới. Dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tuyên bố sẽ tiếp tục “nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ” để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng theo các chuyên gia, kích thích nội địa không thể kéo Nhật Bản ra khỏi suy thoái.

Kinh tế gia cao cấp Masamichi Adachi của JPMorgan tại Tokyo nhận định: “Động lực lớn nhất đưa Nhật Bản tăng trưởng trở lại chính là nhu cầu toàn cầu, đặc biệt ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu. Nếu không có sự cải thiện nhu cầu từ bên ngoài, các biện pháp Chính phủ hoặc BOJ sắp áp dụng sẽ không đủ sức ngăn chặn cơn suy thoái”.

Tăng trưởng toàn cầu chậm lại, thêm tác động tiêu cực từ thị trường Trung Quốc do căng thẳng xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, các chuyên gia dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ diễn biến tệ hơn trong quý IV, đánh dấu sự bắt đầu một cuộc suy thoái.

BOJ đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong 2 tháng liên tiếp. Trong tháng 10, BOJ thông báo mở rộng chương trình mua tài sản thêm 138,5 tỷ USD. Tuy nhiên, hiệu quả đối với các thị trường không nhiều và đồng yen vẫn tiếp tục tăng giá, gây sức ép lên xuất khẩu.

Từ đầu năm tới nay, tỷ giá yen/USD đã tăng hơn 3%, khiến hàng xuất khẩu của Nhật Bản trở nên đắt đỏ, kém cạnh tranh hơn, góp phần khiến xuất khẩu quý III giảm 5% so với năm ngoái, là mức giảm nhiều nhất kể từ quý II-2011.

Nhật Bản mấp mé suy thoái trở lại

Trong khi đó, ngành điện tử suy yếu so với trước. Sau nhiều năm đi sai nước cờ và mất cơ hội, 3 gã khổng lồ ngành điện tử tiêu dùng Nhật Bản gồm Sharp, Panasonic và Sony đều có dấu hiệu chững lại. Quý rồi, Sharp lỗ ròng 249 tỷ yen ( 3,1 tỷ USD), lỗ nặng hơn so với dự kiến.

Không chỉ vậy, Sharp dự trù thua lỗ cả năm lên tới 450 tỷ yen (5,6 tỷ USD) và bày tỏ mối lo ngại về khả năng sống sót. Tương tự, ngày 1-11, cổ phiếu của Panasonic mất tới 1/5 giá trị sau khi công ty dự báo lỗ ròng hàng năm 765 tỷ yen (9,6 tỷ USD). Đại gia Sony cũng công bố lỗ ròng 15,5 tỷ yen (194 triệu USD) trong quý và cảnh báo doanh số bán hàng giảm ở hầu hết sản phẩm.

George Boubouras, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư và tư vấn của UBS Wealth Management, dự báo kịch bản tốt nhất cho sự hồi phục của Nhật Bản chính là khả năng kinh tế toàn cầu sẽ khởi sắc vào năm sau dưới tác dụng của những chính sách kích thích từ các chính phủ, dẫn đầu là Hoa Kỳ, nhưng với điều kiện quả bom nợ công châu Âu không phát nổ.

Nhưng, bản thân Nhật Bản cũng đang ôm một cục nợ công khổng lồ. Theo số liệu mới nhất do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố nợ công đã tăng tới mức cao kỷ lục 983.300 tỷ yen (12.400 tỷ USD) vào cuối tháng 9-2012, gấp hơn 2 lần GDP. Chỉ số lòng tin hộ gia đình Nhật Bản đã giảm từ mức 40,1 điểm hồi tháng 9 xuống còn 39,7 điểm trong tháng 10, là tháng giảm thứ 2 liên tiếp.

Trong khi đó, bế tắc chính trị, tỷ lệ ủng hộ chính phủ giảm mạnh xuống 18% đã gây sức ép lên Thủ tướng Yoshihiko Noda. Ngày 16-11, Thủ tướng Noda đã tuyên bố giải tán Quốc hội và kêu gọi tổng tyển cử sớm vào ngày 16-12. Một sự thay đổi về chính đảng cầm quyền được kỳ vọng mang lại sinh khí mới và có thể vực dậy nền kinh tế Nhật Bản.

Bảo Trúc

sài gòn đầu tư

Các tin tức khác

>   Canada đẩy nhanh cắt giảm việc làm, tiết kiệm chi tiêu (19/11/2012)

>   IFC tăng cường đầu tư vào doanh nghiệp Indonesia (19/11/2012)

>   “Đông Nam Á là một khu vực tốt nhất để đầu tư" (18/11/2012)

>   "Đồng euro sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong dài hạn" (18/11/2012)

>   Giới phân tích hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ (18/11/2012)

>   Nhật Bản cho Myanmar vay dài hạn 615 triệu USD (18/11/2012)

>   EC lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ Latinh năm 2013 (18/11/2012)

>   Hai ngân hàng lớn của Mỹ đồng ý trả 417 triệu USD (18/11/2012)

>   “Vực thẳm tài khóa” Mỹ và bài học từ khủng hoảng nợ châu Âu (17/11/2012)

>   EU ngừng trợ cấp thất nghiệp tại 7 nước thành viên (16/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật