Thứ Sáu, 30/11/2012 14:30

Nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua thu hút vốn FDI?

Chính phủ đang nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, nếu những biện pháp này không được thực thi triệt để, nhanh chóng và đồng bộ thì nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua thu hút vốn FDI là điều không thể tránh khỏi.

Con số đáng quan tâm nhất là vốn giải ngân, trong 11 tháng, số vốn giải ngân đạt 9,9 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ. Theo phía cơ quan chức năng, đây cũng không hẳn đã là xấu trong điều kiện vốn FDI đăng ký đang sụt giảm lớn, không đạt kế hoạch đề ra.

Công nghiệp chế biến chế tạo vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi trong 11 tháng, ngành này đã thu hút được hơn 8,5 tỷ USD lượng vốn cả cấp mới và tăng thêm, chiếm đến 69,8% tổng vốn FDI. Vị trí thứ hai cách khá xa, đó là lĩnh vực bất động sản với số vốn thu hút đạt 1,845 tỷ USD, chiếm 15,1%.

Singapore - quốc gia đứng thứ 4 trong tháng trước về số vốn FDI vào Việt Nam, sang tháng này đã vươn lên vị trí thứ 2 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 11 tháng đạt 1,554 tỷ USD. Vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Nhật Bản, với hơn 5 tỷ USD. Đứng ở vị trí thứ ba là Hàn Quốc, tiếp đến là Samoa, British Virgin Islands, Hong Kong...

Vốn FDI đổ vào nước ta đang giảm rõ rệt, khó mà hoàn thành được mục tiêu trong năm nay (15-17 tỷ USD). Trong khi đó, các nước láng giềng như Myanmar, Philippines, Indonesia lại đang là tâm điểm trong khu vực khi thu hút FDI tăng mạnh. Liệu có phải Việt Nam đang mất dần lợi thế để nguồn vốn này đổ sang các nước khác trong khu vực?

Về nguyên nhân sụt giảm FDI của Việt Nam, Giám đốc Điều hành EuroCham - Paul Jewell tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam mới đây đã thẳng thắn chỉ ra rằng: "Bất ổn của kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, tham nhũng và quan liêu hành chính vẫn tiếp diễn. Các nhà đầu tư châu Âu đang tăng cường tìm kiếm các điểm đầu tư khác trong khu vực Đông Nam Á, nên Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để duy trì sức cạnh tranh trong khu vực”.

Trên thực tế, Chính phủ đang nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, nếu những biện pháp này không được thực thi triệt để, nhanh chóng và đồng bộ thì nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua thu hút vốn FDI là điều không thể tránh khỏi.

Tại buổi họp giao ban sản xuất tháng 11 với các bộ, ngành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài Đặng Xuân Quang cũng cho biết, theo kế hoạch đặt ra chỉ tiêu năm 2012 là thu hút trên 15 tỷ USD. Nhưng, đến thời điểm này, tình hình thu hút cho thấy, chỉ tiêu này là khó đạt.

Tuy nhiên, theo ông Quang không phải chỉ tiêu này đặt ra không có cơ sở. Mục tiêu được xây dựng theo kế hoạch đề ra, dự kiến năm nay có 9 dự án thu hút FDI trong lĩnh vực điện lực.

Tuy nhiên, do chủ đầu tư thì muốn giá cao, đủ hoàn vốn và có lãi, trong khi giá điện vẫn do Nhà nước quy định, người tiêu dùng thì không thể gánh nổi tiến trình tăng giá quá nhanh. Do điểm vướng mắc này mà đến nay, chưa có dự án nào đàm phán thành công.

“Trong tháng tới, chỉ cần một dự án điện với vốn đăng ký 2 tỷ USD là mục tiêu thu hút vốn FDI năm 2012 sẽ đạt”, ông Quang giả định.

Mặc dù chỉ tiêu khó đạt, nhưng trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chủ trương của Chính phủ là đặt chất lượng trên số lượng. Vì vậy, việc giải ngân chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ là một tín hiệu tốt.

Ông Quang nhận định, sang năm 2013, thu hút nguồn vốn FDI vẫn phát huy 2 yếu tố tích cực là thực hiện giải ngân và tăng vốn dự án đã cấp phép.

Song, ông Quang cũng lưu ý, giải ngân FDI cũng phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, vì Việt Nam muốn giải ngân vốn FDI thì cũng phải có vốn đối ứng. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng mang tính quyết định cần được quan tâm để thu hút đầu tư, như: điều kiện kinh tế vĩ mô, các chính sách nhất quán để tăng niềm tin của nhà đầu tư…; đồng thời cần vượt qua các rào cản về cơ sở hạ tầng, như: giao thông, điện, nước, giải phóng mặt bằng...

Phương Anh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Vụ buôn lậu xăng ở Vinapco: Người vừa bị mất chức nói gì (30/11/2012)

>   Giải pháp 3 chân kiềng hỗ trợ doanh nghiệp (30/11/2012)

>   Bị xiết nợ, đại gia mất 3 biệt thự (30/11/2012)

>   Vốn cho doanh nghiệp dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế (30/11/2012)

>   Vốn trong ngành điện và bài toán giá (30/11/2012)

>   Trầy trật đấu giá tài sản thế chấp (29/11/2012)

>   Thủy điện phải đáp ứng 5 nguyên tắc (29/11/2012)

>   Tồn kho nhiều mặt hàng về mức bình thường (29/11/2012)

>   Vật liệu xây dựng khốn đốn cuối năm (29/11/2012)

>   Bộ Tài chính lên tiếng về vụ buôn lậu xăng dầu tại Vinapco (29/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật