Thứ Tư, 07/11/2012 16:23

Lại một lời hứa quen

Trong phiên thảo luận về đất đai, đã có một từ gây phản ứng gay gắt trong các phát biểu nghị trường. Không khó để nhận ra, đó là từ “thu hồi”...

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội không đồng tình với cụm từ thu hồi đất.

Đã có gần hơn 1,2 triệu đơn thư khiếu tố, với gần 70% trong đó là những khiếu tố về đất đai. Con số, có thể tính trên tỷ lệ phần trăm dân số (mà là một số dân gần 90 triệu người) - đáng lẽ rất bất bình thường ấy, sáng nay, được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quôc hội thông báo trước Quốc hội chỉ như một con số. Và thuần túy chỉ là một con số.

Nhưng những bức xúc, oan ức, thậm chí những nỗi đau của người dân mất đất trong thực tế thì lại không hề thuần túy.

Trước Quốc hội ngày hôm qua, đại biểu Quốc hội Đoàn Nguyễn Thùy Trang nói về những giọt nước mắt của một người đàn ông làm nghề lượm ve chai. Không khó để hình dung những giọt nước mắt oan ức và bất lực khi cả nhà ông bị hốt lên chung cư tầng 10, mất toàn bộ sinh kế. Trong khi đất bị thu hồi thì doanh nghiệp đang để hoang.

Trong phiên thảo luận về đất đai, đã có một từ gây phản ứng gay gắt trong các phát biểu nghị trường. Không khó để nhận ra, đó là từ “thu hồi”. Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội Trần Du Lịch nói thẳng: Nhà nước chỉ có quyền trưng thu, trưng dụng hay tiên mại chứ không thể là thu hồi.

Đại biểu Lê Trọng Sang thậm chí dẫn nghị quyết TƯ cho rằng: Đảng coi (đất đai) là hàng hoá đặc biệt. Vì vậy, không thể gọi là thu hồi khi người dân đang sử dụng tài sản một cách hợp pháp. Cụm từ “thu hồi” như sự cào bằng giữa người chấp hành tốt và người không tốt. Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga phân tích: Cơ chế thu hồi căn cứ theo Luật Dân sự. Theo Hiến pháp, quyền sử dụng đất lại là tài sản và tài sản của cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp vì lợi ích quốc gia, phục vụ an ninh, quốc phòng thì phải trưng dụng, trưng mua có bồi thường. “Chúng ta đã vượt qua khỏi Hiến pháp nên cần phải cân nhắc”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẳng định.

Đang có những xung đột về mặt pháp lý, về đạo lý xoay quanh 2 chữ “thu hồi”.

Bởi “thu hồi” đất động chạm rất nhiều đến quyền lợi của người dân. Bởi “thu hồi” trong thực tế là việc biến những người dân mất đất trở thành “nạn nhân của sự phát triển”.

Dù có giải thích cách gì, hàng triệu lượt dân khiếu tố cũng là lỗi của nhà nước: Hoặc là việc giải quyết không đúng. Hoặc là vì người dân chưa phục.

Cũng trước nghị trường, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang hùng hồn khẳng định: “Luật mới điều chỉnh theo hướng thu hồi đất của dân không được tùy tiện, Nhà nước không thể dùng quyền của mình muốn thu hồi là thu”. Bởi “Tư lệnh ngành đất” cũng nhận ra rằng: Chính sự tùy tiện vừa qua mới dẫn đến tình trạng đất để hoang, lần này phải khắc phục bằng được.

Lời hứa hẹn này nghe thật thích, nhưng cứ quen quen, như bao năm nay người dân vẫn được nghe. Hình như mọi việc vẫn chưa được giải quyết chỉ bằng những lời hứa.

Đào Tuấn

lao động

Các tin tức khác

>   Doanh nhân Mỹ cầu cạnh vốn Trung Quốc (07/11/2012)

>   Cuộc chiến cải tổ DN nhà nước ở Indonesia: David chống Goliath? (07/11/2012)

>   Bầu cử Tổng thống Mỹ: Barack Obama bất ngờ bỏ xa Mitt Romney (07/11/2012)

>   Ngày 10.11 mới sửa xong tuyến cáp biển AAG (07/11/2012)

>   Ông Barack Obama tái đắc cử Tổng thống Mỹ với 274 phiếu đại cử tri (07/11/2012)

>   Dự án Dolphin Plaza: Dân lại xô đổ tường rào bao (06/11/2012)

>   Ủng hộ quan điểm “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (06/11/2012)

>   Vợ chồng giám đốc lừa “ngọt” ngân hàng (06/11/2012)

>   Nắn gân nhà thầu dự án 700 tỷ hoen gỉ (06/11/2012)

>   Vì sao cư dân lòng hồ thủy điện Thác Bà bị bỏ quên? (06/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật