Thứ Tư, 21/11/2012 14:30

Kỳ 2: Đi tìm nguyên nhân “đảo chính” tại Nhóm Mua

Vì sao quan hệ giữa người khởi lập và vận hành doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Nhóm Mua lẽ ra phải êm xuôi vì “cùng hội, cùng thuyền”, lại theo cái hướng mà giới quan sát gọi là "dìm cả con thuyền"?

* Kỳ 1: Hôn nhân và rạn nứt

Kỳ 2: Có Judas ở Nhóm Mua?

Có vẻ như cái cách “nhanh chóng phá thành, chiếm đất” không ngại phải chi bạo tay của những người điều hành tại Nhóm Mua lại làm các nhà đầu tư đứng ngồi không yên, khi mà mô hình bán hàng giảm giá theo nhóm trên thế giới bộc lộ những vấn đề.

Một e-mail trao đổi trong nội bộ của Nhóm Mua được lộ ra ngoài chứng minh những minh mâu thuẫn trong vận hành tại Nhóm Mua.

Nhà điều hành "bành trướng", nhà đầu tư xót tiền?

Việc đổ tiền nhanh chóng giành thị phần của Nhóm Mua năm 2011 được cho là “hợp thời”. Năm đó, Groupon (cha đẻ của mô hình bán hàng giảm giá theo nhóm) đang có những thành công rực rỡ với doanh thu 760 triệu USD. Có lẽ ở thời điểm ấy, các nhà đầu tư còn đang mơ về một thị trường “khủng” trong tương lai.

Ấy nhưng, chỉ một năm sau khi “lên sàn” (năm 2012), cổ phiếu của Groupon bị mất đến 80% giá trị. Lúc này, các nhà đầu tư có lẽ bắt đầu xót tiền.

Với hơn 70% cổ phần trong tay và chỉ với một đại diện là ông Vũ Thành Trung, phía các nhà đầu tư nếu muốn “phế” Tom Trần thì theo logics là việc đơn giản. Ông Trung được cho là người đại diện của IDG Ventures trong Nhóm Mua, giờ đại diện cho đa số cổ phần.

Và cũng theo logics, các nhà đầu tư chắc chả muốn tai tiếng, lùm xùm để nhommua.com đã phải đóng cửa trong suốt 4 ngày (từ 13 - 17.11); để uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường này bị sứt mẻ; để những hình ảnh mang tính trấn áp của ban lãnh đạo mới với nhân viên của Nhóm Mua lan tràn trên Internet… Bởi những yếu tố này, nếu không kịp kiểm soát, có thể dìm cả “con thuyền nhommua.com”.

Việc các nhà đầu tư hợp lực để thay thế ban điều hành khi thấy việc điều hành doanh nghiệp không như mong muốn âu cũng là chuyện thường tình trong kinh doanh, cho dù người điều hành có là người sáng lập của doanh nghiệp ấy. Và, chỉ với chưa đến 30% cổ phần- kể cả Tom Trần có muốn và rất quyết tâm- cũng không thể đi ngược lại quyết định của phe đa số.

Và nếu theo kịch bản ấy, mọi chuyện ở Nhóm Mua sẽ êm xuôi. Sẽ chẳng có xáo động gì ở Nhóm Mua.

Đồn đại về Judas ở Nhóm Mua

Nhưng thực tế, sự việc lại không diễn ra theo logics ấy. Tom Trần bị thay thế khi đang đi nghỉ cùng gia đình ở một vùng biển xa xôi của Châu Mỹ. Tom Trần vắng mặt ở cả hai cuộc triệu tập họp hội đồng thành viên và phía bên kia "xuống tay", đưa Kyle Phạm đang là CFO (giám đốc tài chính) lên làm giám đốc điều hành (CEO). Chỉ có điều, con dấu Cty nghe đồn còn do bà dì của Tom làm kế toán trưởng Nhóm Mua nắm giữ, thì không biết ông Trung lấy đâu ra để đóng dấu hợp thức hóa các văn bản phát đi cho báo chí?

Cái cách mà truyền thông loan tin về việc “thay tướng” ở Nhóm Mua cũng ẩn chứa những sự không bình thường.

Trước hết ,đó là thông tin việc công an tiến hành điều tra Nhóm Mua liên quan tới Tom Trần, do chính ông Vũ Thành Trung xác nhận với báo chí. Thế nhưng, cơ sở của vấn đề này chỉ thấy gọn lỏn tờ “giấy giới thiệu công tác” của Cục Cảnh sát kinh tế giới thiệu cán bộ đến xác minh, thu thập tư liệu về hoạt động của Nhommua. Khi dư luận tiếp nhận thông tin này dễ hiểu theo hướng Tom Trần bị dính líu đến pháp luật nên bị thay thế, hơn là một cuộc đấu trong nội bộ Nhóm Mua.

Xét về mặt quyền lợi, việc IDG Ventures cùng các quỹ đầu tư hợp phiếu lật Tom Trần cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, cái cách nhân viên của Nhóm Mua dưới triều Tom Trần bị dồn ra khỏi trụ sở ở quận 2, TPHCM và chi nhánh tại Hà Nội bị niêm phong, website bị ngừng hoạt động, cho thấy có gì đó bất thường.

Trên các blog cá nhân của một số người liên quan đến Nhóm Mua đã nhắc đến những Judas ở Nhóm Mua, coi đây là những kẻ không chỉ lật Tom Trần mà còn phá hoại Nhóm Mua. Những câu hỏi kiểu như: Nếu Nhóm Mua suy yếu thì ai được lợi nhất; hay những thắc mắc rất hợp lý rằng tại sao với quyền lực của hơn 70% cổ phần, tại sao không tiến hành ''thay tướng'' một cách êm xuôi, chứ không để tình trạng hỗn loạn, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động và uy tín của doanh nghiệp?

Website Nhóm Mua đã hoạt động trở lại- theo như thông tin Kyle Phạm cho biết- là Cty sẽ hoạt động lại bình thường sau khi đã kiểm kê xong. Tuy nhiên tại Nhóm Mua, hiện nay còn không ít nhân viên dưới "triều đại" Tom Trần cảm thấy bị sốc và bị ban lãnh đạo mới nghi ngờ. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ một cuộc thanh trừng trong tương lai.

Cho dù ba quỹ đầu tư trên và ban lãnh đạo mới của Nhóm Mua muốn điều chỉnh hoạt động của Cty này theo hướng minh bạch và lành mạnh hóa đi nữa, nhưng cách họ hành xử - từ việc phế truất Tom Trần đến ngừng hoạt động Nhommua.com bất chấp lợi ích khách hàng cũng như dồn nhân viên ra khỏi trụ sở- đã tạo ra một vết ố cho ngành groupon tại Việt Nam.

Và vết ố này lại dính đến các quỹ đầu tư vốn dĩ luôn có cách điều hành, xử lý vấn đề bài bản như IDG Ventures, thì lần này lại xử lý đầy bất ổn một cách bất thường.

Lao động

Các tin tức khác

>   Lộ diện âm mưu “đảo chính” tại Nhóm Mua (19/11/2012)

>   Trang web Nhóm Mua đã hoạt động trở lại (17/11/2012)

>   Tổng bí thư đứng đầu ban chỉ đạo chống tham nhũng (23/11/2012)

>   41 công trình trọng điểm chậm tiến độ do thiếu vốn (23/11/2012)

>   Cần phân biệt giữa "tiêu cực" và "tham nhũng" trong CSGT (23/11/2012)

>   Phản đối việc TQ in "đường lưỡi bò" trong hộ chiếu (22/11/2012)

>   Truy bắt cướp định tấn công xe chở tiền ngân hàng (22/11/2012)

>   Cựu Chủ tịch ngân hàng nhà nước Brazil bị kết án tù (22/11/2012)

>   Ý thức chấp hành giao thông là gốc (22/11/2012)

>   Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của vùng Thủ đô (22/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật