Thứ Sáu, 09/11/2012 15:29

Khi cổ đông lớn là công ty con

Công ty con tại một số DN đã và đang tìm cách trở thành cổ đông lớn tại công ty mẹ. Liệu động thái này có gì bất thường?

“Con” mua “mẹ”

Ngày 5/11/2012, CTCP Kinh Đô Bình Dương - công ty con mà CTCP Kinh Đô (KDC) sở hữu 99,8% vốn điều lệ đã đăng ký mua 8 triệu cổ phiếu KDC qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ 15/11/2012 đến 15/12/2012. Nếu giao dịch thành công, Kinh Đô Bình Dương sẽ sở hữu 13,4 triệu cổ phiếu KDC, chiếm 8,38% vốn ở Kinh Đô. Điều này đồng nghĩa, Kinh Đô Bình Dương sẽ trở thành cổ đông lớn và là cổ đông lớn thứ ba tại Kinh Đô.

CTCP Kinh Đô Bình Dương do CTCP Kinh Đô (KDC) sở hữu 99,8% vốn điều lệ đã đăng ký mua 8 triệu cổ phiếu KDC

Trong 6 tháng đầu năm nay, cả 3 công ty con của CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex - mã GIL) cũng đều thực hiện mua vào cổ phiếu GIL. Trong đó, Công ty TNHH MTV Bất động sản Gia Định mua 629.940 cổ phiếu GIL với giá bình quân 24.780 đồng/cổ phiếu; Công ty TNHH May Thạnh Mỹ (Gilimex nắm 100% vốn) mua 603.110 cổ phiếu GIL với giá bình quân 24.348 đồng/cổ phiếu; Công ty TCP May gia dụng Gilimex-PPJ (Gilimex nắm 63,83% vốn điều lệ) mua gần 1,5 triệu cổ phiếu GIL với giá bình quân 35,456 đồng/cổ phiếu. Với việc mua vào này, tổng số cổ phần do các công ty con của Gilimex nắm giữ tính đến 30/6/2012 lên tới gần 2,73 triệu cổ phần, tương đương 20,5% vốn điều lệ của Gilimex.

Vì sao?

Sự hiện diện của các công ty con trong danh sách cổ đông lớn ở công ty mẹ ít nhiều gợi chú ý cho nhà đầu tư. Bởi như một số chuyên gia đánh giá, so với những hình thức đầu tư thông thường thì công ty con là cổ đông lớn của công ty mẹ không phổ biến.

Theo giám đốc phân tích của một CTCK tại TP. HCM, có nhiều lý do để một công ty con tìm cách gia tăng sở hữu ở công ty mẹ.

Lý do đầu tiên có thể tính đến là việc Ban lãnh đạo DN muốn tăng tính chủ động trong các quyết định lớn, đặc biệt trong những trường hợp công ty bị cạnh tranh sở hữu hay đứng trước nguy cơ thâu tóm. Lý do chính là, cổ phiếu được mua bởi công ty con của DN, dù được coi như cổ phiếu quỹ trên BCTC hợp nhất, nhưng vẫn giữ được quyền bỏ phiếu tại ĐHCĐ. Điều này sẽ giúp Ban lãnh đạo hiện thời của DN hạn chế được tác động của nhóm cổ đông mới tham gia vào điều hành hoạt động.

Yếu tố thứ hai có thể xem xét trong động thái mua cổ phiếu công ty mẹ của các công ty con, đó là mục đích tác động vào diễn biến giá cổ phiếu. Với việc đăng ký mua vào khối lượng lớn, ngoại trừ việc mua thỏa thuận xác định trước đối tượng bán, thì các trường hợp mua còn lại đều ít nhiều làm tăng cầu thị trường. Đây là yếu tố quan trọng giúp giá cổ phiếu có thể tránh được nguy cơ điều chỉnh giảm do tác động chung của thị trường trong ngắn hạn. Theo ghi nhận của ĐTCK, trên TTCK cũng đã có trường hợp DN thực hiện mua vào cổ phiếu quỹ gián tiếp thông qua công ty con, sau đó tìm cách bán lại trọn gói lượng cổ phiếu lớn này cho cổ đông bên ngoài với giá cao hơn. Đối với những trường hợp trên, lợi ích mang lại cho cổ đông không chỉ ở tác động hạn chế việc giảm giá cổ phiếu, mà còn giúp công ty tăng vốn chủ sở hữu, mang lại lợi ích tài chính trực tiếp.

Ngoài các yếu tố kể trên, trong một số trường hợp, khi công ty con là cổ đông lớn ở công ty mẹ thì sự hỗ trợ qua lại về tài chính, về thị trường, thị phần… giữa “con” và “mẹ” sẽ khăng khít hơn. Đó là lý do vì sao một số chuyên gia cho rằng, nếu sở hữu chéo giữa mẹ - con thuần túy là sự bành trướng kinh doanh ở những mặt hàng sản xuất thông thường, thì trong một số trường hợp có thể mang lại lợi ích.

Tuy nhiên, khi công ty con gia tăng sở hữu ở công ty mẹ, câu chuyện có thể phức tạp hơn nhiều. Đó có thể là cách DN (công ty con) tạo kênh cho các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn (của công ty mẹ) thoái hàng. Trên thực tế, nhà đầu tư chỉ có thể suy đoán, chứ không thể biết mục đích thực sự của các giao dịch này, nhưng cũng không loại trừ khả năng đó.

Ngọc Thủy

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   09/11: Bản tin 20 giờ qua (09/11/2012)

>   Sacomreal: “Tuyến phòng ngự chống lỗ” gặp khó (08/11/2012)

>   SVT: Tăng lượng cổ phiếu lưu hành lên 9.6 triệu cp (08/11/2012)

>   Vì sao OGC mua PVR gấp 3 lần thị giá? (08/11/2012)

>   08/11: Bản tin 20 giờ qua (08/11/2012)

>   BVH nhen nhóm hy vọng “hồi sinh” thị trường? (07/11/2012)

>   KHA: Thông báo giải tỏa cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng (07/11/2012)

>   Gian khổ tìm vốn thời “chứng” khó (07/11/2012)

>   KLS bắt nhầm đáy bất động sản (07/11/2012)

>   Các chiến lược đầu tư điển hình và Ứng dụng trên TTCK Việt Nam (07/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật