Thứ Tư, 21/11/2012 09:27

HNX giảm sâu, có khả năng bật dậy?

Chỉ số HNX-Index đã giảm khá sâu thời gian gần đây và liên tục lập những kỷ lục mới, thậm chí chạm mức 50 điểm. Những phân tích cho thấy, trong thời gian tới, chỉ số này khó tăng trở lại nếu chỉ dựa vào lực nội tại của mình. Hy vọng bật dậy dựa nhiều vào những thông tin vĩ mô hay sự hòa nhịp cùng sự khởi sắc của sàn HOSE.

 

Vì có khá nhiều cổ phiếu thanh khoản rất thấp và vốn hóa nhỏ nên chỉ số chứng khoán sàn Hà Nội gần như chịu sự chi phối của hơn chục cổ phiếu. Đây là những cổ phiếu có vốn hóa và thanh khoản lớn, chủ yếu thuộc ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, dầu khí và xi măng.

Cũng bởi lý do đã giảm sâu nên nhiều nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán sàn Hà Nội sẽ “bật mạnh” khi có điều kiện thuận lợi, những thông tin tốt, nhất là những chuyển biến vĩ mô của nền kinh tế. Điều này cũng khá hợp lý, phần lớn những cổ phiếu đang chi phối sàn HNX đều có tỷ trọng nhà đầu tư nhỏ khá lớn, lượng cổ phiếu trong tay các nhà đầu tư lướt sóng hay mua bán nhanh chiếm “đáng kể” như SHB, SCR, VND….

“Xuống như thế nào thì lên như thế đấy” là một nhận định được rút ra từ lịch sử trên sàn chứng khoán!

Hiện vẫn chưa thấy sự chuyển biến rõ nét về chính sách tài chính, vĩ mô nên tạm gác lại dự đoán chỉ số HNX liên quan đến yếu tố này. Lúc này, chỉ số HNX đang phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động của những cổ phiếu vốn hóa lớn ngành ngân hàng (ACB, SHB, NVB), chứng khoán (KLS, VND, BVS, SHS), bất động sản (VCG, PVX, SCR), dầu khí (PVS, PVI, PVC, PGS) và xi măng (HOM, BCC, BTS).

Ba ngân hàng niêm yết trên HNX đã không có được "số phận tốt" như những ngân hàng tại sàn HOSE.

Với ACB, đơn vị có biến động thị giá 1,000 đồng thì chỉ số HNX biến động theo khoảng 0.7 điểm. Trong 3 tháng qua, ACB từ 26,000 đồng đã rớt xuống 15,000 đồng, kéo theo chỉ số HNX mất khoảng 7 điểm.

Biến động thị giá ACB thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến chỉ số và tâm lý thị trường. Tuy nhiên, niềm hy vọng này không cao vì thị giá ACB vẫn cao hơn giá trị sổ sách (13,861 đồng).

So với lợi nhuận trước đây, ACB đã hụt đi nguồn huy động 67,000 tỷ đồng do mảng huy động, cho vay vàng và cho vay liên ngân hàng đang hẹp dần. Nếu loại trừ khoản lỗ 1,144 tỷ đồng vì vàng thì quý 3 vừa qua, ACB chỉ lãi khoảng 500 tỷ đồng, một khoảng cách xa với mức lãi cả ngàn tỷ đồng của những quý trước.

Trước mắt, ACB phải đối diện với khoản lỗ khoảng 300 tỷ đồng do chênh lệch giá vàng trong nước và giá quốc tế khi phải mua 100,000 lượng vàng nhằm tất toán trạng thái vàng. Khoản lỗ thứ hai có lẽ hạch toán vào 2013 khoảng 719 tỷ đồng mà Luật pháp đang thụ lý.

Với lợi nhuận 9 tháng chỉ đạt 895 tỷ đồng, ACB sẽ phải nỗ lực nhiều để có thể chia cổ tức 10% (chỉ bằng nửa năm 2011) cho 2012 và có thể cả 2013. Thực trạng này sẽ khó khăn cho thị giá ACB trên con đường tăng về giá cũ.

SHB là cổ phiếu thanh khoản bậc nhất trên sàn, có ảnh hưởng lên chỉ số HNX ngang với ACB, tức khi SHB biến động 100 đồng thì HNX ảnh hưởng khoảng 0.07 điểm.

Do thanh khoản lớn nên SHB được nhiều nhà đầu cơ quan tâm và giá có thể biến động mạnh. Tuy nhiên, thị giá SHB đang bị áp lực từ thực trạng lỗ "bất ngờ và quá lớn' trong quý 3/2012. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm âm 1,105 tỷ đồng, cao nhất hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, thực trạng nợ xấu từ HBB chuyển sang đang dần được công khai. Thị trường vẫn phải chờ đợi thêm kết quả kinh doanh quý 4 để có những nhận định về tương lai SHB.

NVB tuy là ngân hàng nhỏ nhưng cũng có ảnh hưởng gần bằng một nửa SHB lên chỉ số. Tỷ suất lợi nhuận ngân hàng không cao, lại là ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu nên thị trường không đặt hy vọng vào NVB nhiều.

Những cổ phiếu chứng khoán vốn hóa lớn trên sàn Hà Nội có đặc điểm chung là thanh khoản lớn nên thị giá khá "sít sao" với giá trị sổ sách. Những cổ phiếu này đều không có động lực tăng giá vì đang ngập trong lỗ như SHS, KLS, BVS và VND. Do đó, nhóm cổ phiếu này cũng khó trở thành động lực khởi tăng cho HNX mà chỉ có thể hòa nhịp, ăn theo và tương hỗ trở lại với thị trường.

Có khá nhiều cổ phiếu bất động sản trên sàn Hà Nội, nhất là họ Sông Đà và Vinaconex, nhưng cũng rơi vào cảnh ảm đạm khi thị trường đóng băng.

Vốn hóa và thanh khoản lớn trên sàn có VCG, PVX và SCR. Tuy nhiên, VCG đang lỗ nhiều trăm tỷ và ngày càng tăng vì đang gánh cục nợ là Xi măng Cẩm Phả, tác nhân gây lỗ ngàn tỷ mỗi năm. PVX cũng lỗ nhiều trăm tỷ và tiếp tục tăng vì hiệu quả kinh doanh thua lỗ tại nhiều công ty con. Vì thế, hy vọng khởi sắc chỉ số từ VCG và PVX không nhiều.

Trong khi đó, SCR có đặc điểm không lỗ, thị giá chỉ bằng 1/4 giá trị sổ sách nhưng đang đối diện thách thức từ đóng băng bất động sản và sự "vắng mặt trước công chúng" của Chủ tich HĐQT. Nếu Chủ tịch xuất hiện và trấn an cổ đông thì có lẽ SCR sẽ tăng giá lên một mặt bằng mới.

Các cổ phiếu dầu khí trên có chỉ số cơ bản khá tốt nên đã không biến động sâu trong thời gian qua. Do vậy thị trường cũng không đặt kỳ vọng lớn vào ảnh hưởng của nó lên chỉ số HNX-Index mà hy vọng vào những cổ phiếu lớn đã giảm sâu. Nếu tác nhân làm giá giảm sâu được khắc phục, thị giá cổ phiếu hy vọng sẽ bật dậy, tác động tích cực lên niềm tin và chỉ số chứng khoán.

Còn Xi măng Hoàng Mai (HOM), Bỉm sơn (BCC), Bút sơn (BTS), có vốn hóa khoảng 400 tỷ, nếu biến động 100 đồng thì ảnh hưởng 0.01 điểm chỉ số. Tuy nhiên, hy vọng chỉ số khởi sắc từ các cổ phiếu này không cao khi mà ngành xi măng đang đình đốn vì khủng hoảng thừa.

Nhìn chung, chỉ số HNX-Index khó tăng nếu chỉ dựa vào lực nội tại của mình (hiệu quả của những doanh nghiệp niêm yết). Hy vọng bật dậy sẽ dựa nhiều vào những thông tin vĩ mô hoặc hòa nhịp cùng sự khởi sắc của sàn HOSE.

Đặt hy vọng sàn HOSE sẽ khởi sắc trước vào thời điểm tình hình có chuyển biến thuận lợi vì HOSE có khá nhiều doanh nghiệp vốn hóa lớn kinh doanh hiệu quả như VNM, GAS, DPM, FPT, MSN, BVH ... cũng như nhiều ngành như ngân hàng, cao su, mía đường, dược phẩm ...

Nguyễn Đình Dũng (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Nếu nhà đầu tư lớn rút lưu ký… (21/11/2012)

>   21/11: Bản tin 20 giờ qua (21/11/2012)

>   GBS: Giải trình công ty bị VSD đình chỉ tạm thời hoạt động Thanh toán bù trừ (20/11/2012)

>   Danh sách Công ty niêm yết đã nộp BCTC Q3/2012 (đến hết 19/11/2012) (20/11/2012)

>   CTCK phải lập bộ phận “cân đo” rủi ro (20/11/2012)

>   Những chiêu làm giá cổ phiếu cuối năm (20/11/2012)

>   20/11: Bản tin 20 giờ qua (20/11/2012)

>   Chứng khoán Mê Kông tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt (19/11/2012)

>   DN mất “cửa” làm đẹp BCTC (19/11/2012)

>   HAI bị nhắc nhở vì chậm công bố BCTC hợp nhất quý 4/2012 (19/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật