Thứ Tư, 21/11/2012 08:26

Nếu nhà đầu tư lớn rút lưu ký…

Với mức phí đóng lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, trong khi không có nhu cầu giao dịch, nhiều NĐT lớn đang tính đến khả năng hủy lưu ký.

Đóng 0,5 đồng/CP/tháng hoặc chứng chỉ quỹ lưu ký tưởng chừng không đáng kể và nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán không mấy quan tâm đến khoản phí này cho đến khi TTCK rơi vào tình trạng quá khó khăn hiện nay.

Sau kiến nghị chính thức của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán VASB - nơi đại diện cho tiếng nói của các CTCK về việc Bộ Tài chính nên cho phép miễn phí lưu ký để chia sẻ khó khăn với thị trường, NQS ghi nhận được vài tâm sự sau của các thành viên.

Chủ tịch HĐQT một DN lớn cho biết, ông sở hữu 35 triệu cổ phiếu tại Công ty và chưa từng bán ra một cổ phiếu nào. Mỗi năm (kể từ năm 2010, khi Thông tư 27/2010/TT-BTC ra đời), khoản phí lưu ký cho riêng phần sở hữu tại CTCK mà ông phải đóng là 350 triệu đồng. Tính thêm khoản phí lưu ký cho khối cổ phiếu tại một số DN liên kết mà ông sở hữu thì tổng số tiền ông đóng phí lưu ký/năm khoảng 500 triệu đồng. "Nếu Bộ Tài chính không giảm hoặc miễn phí lưu ký, có thể tôi và nhiều nhà đầu tư sở hữu lượng lớn cổ phiếu sẽ rút cổ phiếu ra khỏi hệ thống, bởi thực chất là không có nhu cầu giao dịch", ông nói.

Phí lưu ký/CP được quy định ở mức rất thấp, nhưng với nhà đầu tư sở hữu lượng lớn cổ phiếu thì khoản tiền họ đóng phí hàng tháng, hàng năm là không nhỏ. Khả năng cổ đông lớn tại một số DN rút lưu ký để tạm không phải đóng khoản phí này, như chia sẻ của ông chủ tịch trên, không phải là không thể xảy ra trong bối cảnh DN hoạt động thua lỗ, nguồn tiền khan hiếm.

Ở đối tượng là CTCK, sức ép về khoản phí lưu ký cũng đè nặng lên loại hình DN này khi mà lượng tiền để đóng phí lưu ký lên tới hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng tại các CTCK có nhiều nhà đầu tư. Theo tìm hiểu của ĐTCK, ở số ít CTCK có hệ thống công nghệ tiên tiến, mới được nâng cấp (như CTCK Bảo Việt), việc thu phí lưu ký của nhà đầu tư được thực hiện tự động trên hệ thống, nên bản thân CTCK không chịu sức ép về khoản phí này. Tuy nhiên, tại đa số CTCK khác, kể các CTCK lớn, hoạt động lâu năm như SSI, BSC, hoặc là vì có chính sách muốn hỗ trợ nhà đầu tư khoản phí lưu ký, hoặc vì việc thu khoản phí này không phải dễ dàng, nên trách nhiệm đóng phí nằm tại chính CTCK. Lúc thị trường thuận lợi, phí lưu ký là không đáng kể, nhưng lúc thị trường khó khăn, hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK đều bí bách, việc khối CTCK lên tiếng kiến nghị giảm hoặc miễn phí lưu ký là rất đáng để Bộ Tài chính xem xét chấp thuận lúc này.

Theo thông tin riêng của ĐTCK, đề xuất giảm phí lưu ký ở tỷ lệ nhất định đã được cơ quan quản lý trực tiếp TTCK (UBCK) kiến nghị lên Bộ Tài chính. Xét cho cùng, các nhà đầu tư lớn không ai mong muốn rút lưu ký vì cổ phiếu được lưu ký có đặc tính an toàn và thuận lợi hơn hẳn so với cổ phiếu nhà đầu tư tự quản lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn của TTCK đang đè nặng lên vai các thành viên thị trường, sự thấu hiểu và chia sẻ áp lực về thuế, phí đến các thành viên sẽ là... "liều thuốc bổ" để động viên tinh thần thị trường, giữ nhà đầu tư lớn ở lại trong hệ thống của TTCK Việt Nam.

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   21/11: Bản tin 20 giờ qua (21/11/2012)

>   GBS: Giải trình công ty bị VSD đình chỉ tạm thời hoạt động Thanh toán bù trừ (20/11/2012)

>   Danh sách Công ty niêm yết đã nộp BCTC Q3/2012 (đến hết 19/11/2012) (20/11/2012)

>   CTCK phải lập bộ phận “cân đo” rủi ro (20/11/2012)

>   Những chiêu làm giá cổ phiếu cuối năm (20/11/2012)

>   20/11: Bản tin 20 giờ qua (20/11/2012)

>   Chứng khoán Mê Kông tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt (19/11/2012)

>   DN mất “cửa” làm đẹp BCTC (19/11/2012)

>   HAI bị nhắc nhở vì chậm công bố BCTC hợp nhất quý 4/2012 (19/11/2012)

>   HAI: Quyết định cảnh cáo trên toàn thị trường (19/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật