Thứ Tư, 07/11/2012 16:45

Dự thảo quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, thay thế Nghị định 164/1999/NĐ-CP, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất cụ thể về phạm vi thống kê các hạng mục trên cán cân thanh toán.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 164/1999/NĐ-CP, phạm vi thống kê của một số hạng mục quan trọng như: xuất, nhập khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay, trả nợ nước ngoài,… chưa được quy định cụ thể, dẫn đến cách hiểu không thống nhất về phương pháp thống kê các hạng mục này trên cán cân thanh toán, chênh lệch về số liệu thống kê giữa các Bộ..

Để khắc phục hạn chế trên, Dự thảo Nghị định mới đã dành 11 Điều (từ Điều 14 đến Điều 25) quy định cụ thể về phạm vi thống kê của từng hạng mục trên cán cân thanh toán.

Cụ thể, hàng hóa được thống kê trong cán cân thanh toán gồm tất cả các loại hàng hóa có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú... Dự thảo cũng quy định rõ các trường hợp không được thống kê trong hạng mục hàng hóa gồm: Hàng hóa chuyển qua biên giới nhưng không có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú; Vàng do Ngân hàng nhà nước xuất, nhập khẩu phục vụ cho mục đích quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước,...

Đối với thống kê đầu tư trực tiếp, dự thảo quy định: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bao gồm các khoản vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác của người không cư trú đưa vào Việt Nam và lợi nhuận tái đầu tư của người không cư trú để tiến hành hoạt động đầu tư đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài bao gồm các khoản vốn bằng tiền, bằng các tài sản hợp pháp khác của người cư trú chuyển ra nước ngoài và lợi nhuận tái đầu tư của người cư trú để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài.

Dự thảo quy định thống kê đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam bao gồm: Các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác do người cư trú phát hành; Người không cư trú góp vốn, mua cổ phần trực tiếp tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật nhưng không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài bao gồm: Các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác do người không cư trú phát hành; người cư trú góp vốn, mua cổ phần trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật nhưng không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Dự thảo cũng quy định cụ thể về thống kê đối với các nội dung: dịch vụ; thu nhập; chuyển giao vãng lai; chuyển giao vốn; đầu tư trực tiếp; đầu tư gián tiếp; giao dịch phái sinh tài chính; vay trả nợ nước ngoài; tín dụng thương mại.

Theo Ngân hàng nhà nước, các quy định này bám sát hướng dẫn thống kê cán cân thanh toán của IMF. Đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về các vấn đề liên quan tại Luật Đầu tư, Pháp lệnh ngoại hối, các quy định về vay trả nợ nước ngoài, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (gọi tắt là cán cân thanh toán) là bảng báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.

Cán cân thanh toán được lập và phân tích theo định kỳ quý, năm.

Định kỳ vào tháng 9 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với 4 Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội để lập dự báo các hạng mục chính của cán cân thanh toán năm tiếp theo, bao gồm dự báo của cả năm và dự báo của các quý trong năm, phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế là một trong những cơ sở quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước nói riêng và điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung của Chính phủ và các Bộ, ngành.


Trần Mạnh

chính phủ

Các tin tức khác

>   IMF/WB: Việt Nam cần tránh nới lỏng chính sách vào thời điểm hiện nay (07/11/2012)

>   Tiếp tục đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực ưu tiên (07/11/2012)

>   Quy định thu, nộp phí lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN (07/11/2012)

>   Gần 8.000 tỷ đồng nợ xấu được “tự xử”! (07/11/2012)

>   Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh bán tín phiếu để hút tiền (07/11/2012)

>   Năm 2012 không ngân hàng nào kinh doanh vàng có lời (07/11/2012)

>   20 tỉ USD bị chôn chặt vào vàng (07/11/2012)

>   Biến vàng thành tiền không phải bằng áp thuế (07/11/2012)

>   Ngân hàng Nhà nước tính mua vàng tăng dự trữ ngoại hối (07/11/2012)

>   Tiến tới chấm dứt gửi và cho vay ngoại tệ (07/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật