Thứ Năm, 15/11/2012 22:00

Công ty chứng khoán: Đốt đuốc tìm "an toàn"

Theo lẽ thường, khi ngày càng nhiều công ty chứng khoán (CTCK) gặp sự cố về thanh toán bù trừ, mất thanh khoản, nhà đầu tư (NĐT) sẽ dịch chuyển tài khoản sang các công ty khác an toàn hơn. Nhưng sự an toàn thực tế cũng rất mong manh.

An toàn ở... niềm tin

Nếu đặt câu hỏi "Thế nào là CTCK an toàn?", dù chỉ là tương đối thì hiện sẽ có rất nhiều câu trả lời... không thỏa đáng. Hiện nay, không có một chuẩn nào để xác định mức độ an toàn và điều đó buộc NĐT phải tự xác định và tìm kiếm.

CTCK có thương hiệu? Khi vấn đề mất thanh khoản của SME chưa bị lộ ra bên ngoài thì rất nhiều người vẫn đánh giá cao công ty này ở hệ thống giao dịch, các bản tin.

Thương hiệu của SME thậm chí còn trở thành "mồi" để câu NĐT đến giao dịch. CTCK đạt chỉ tiêu an toàn tài chính? Hai vấn đề an toàn tài chính và không lạm dụng tiền của NĐT không có mối liên hệ gì với nhau nên cũng không nói trước được điều gì.

Với các CTCK lớn thì sao? Có lẽ phạm trù "lớn" còn mông lung hơn cả an toàn và nếu xét về quy mô, thị phần, thương hiệu sao cho "lớn" thì con số chắc chưa đầy được bàn tay. Và liệu số lượng ít ỏi các CTCK lớn có thể tải nổi hàng triệu tài khoản chứng khoán đổ về?

Giả sử nếu làm được thì điều này lại vô tình xem các CTCK có quy mô vừa phải hoặc nhỏ là "mất an toàn", mà thực tế lại không như vậy. Hiện nay, vẫn có những công ty quy mô vừa phải, duy trì được giá trị giao dịch 15-20 tỷ đồng mỗi ngày kèm theo việc đảm bảo uy tín, dù không lãi nhiều nhưng vẫn đủ sức tồn tại.

Nhưng các công ty này đang trong giai đoạn tiết kiệm chi phí nên cũng khó lòng quảng bá, và số lượng khách hàng ở đây chủ yếu là những khách hàng lâu năm. Ngặt nỗi, có thể với các khách hàng "ruột", CTCK này được xem là an toàn, nhưng với những người chưa biết đến thì lại có cảm giác bán tín bán nghi.

Những CTCK có ngân hàng mẹ đứng sau, cũng là những ngân hàng lớn như VCBS (có Vietcombank đứng sau), BSC (BIDV hỗ trợ) được nhận định là an toàn thì lại không có nhiều hoạt động quảng bá.

Rủi ro ngay tại nơi an toàn

Không dễ chọn CTCK an toàn, việc phát hiện CTCK mất an toàn lại càng khó gấp bội. Bởi vì, tất cả các công ty khi chưa bị cơ quan quản lý xử lý và báo chí phản ánh đều an toàn.

Báo Doanh Nhân Sài Gòn đã từng có bài viết chỉ ra rằng sự mất an toàn về thanh khoản của CTCK không chỉ do một vài lỗi mà là một chuỗi sai sót. Nhưng NĐT bên ngoài chỉ biết đến các vấn đề này nhờ truyền miệng cho nhau kiểu như rút tiền ở CTCK này vài chục triệu mà mất mấy ngày, hoặc phải chuyển cổ phiếu sang nơi khác, đừng bán ở đây.

Gần đây, có ý kiến cho rằng nên phạt thật nặng, buộc CTCK nào triển khai bán khống sẽ phải dừng nghiệp vụ môi giới nếu bị phát hiện. Nhưng phạt như vậy cũng không dễ vì nó lại ảnh hưởng đến các NĐT còn lại trong việc giao dịch, chuyển tài khoản.

Nhưng nếu không mạnh tay thì CTCK lại lờn mặt, và nếu bán khống vẫn tồn tại thì nguy cơ bị lạm dụng cổ phiếu của NĐT luôn hiển hiện.

Ở đây cũng cần đặt câu hỏi cho chính các cơ quan quản lý: Tại sao đến giờ vẫn không có một quy chuẩn nào để xác định đâu là CTCK an tòan để NĐT có thể tin tưởng. Hoặc nếu không điểm mặt, chỉ tên thì các cơ quan quản lý cũng tìm cách nào để bảo đảm tiền của NĐT, vốn đã ít ỏi trong giai đoạn hiện nay, không bị lạm dụng?

Nhưng thực tế là dù NĐT có một nơi chốn thực sự an toàn, tài khoản không bị lạm dụng, tình hình tài chính của CTCK ổn định thì vẫn có thể xuất hiện những rủi ro... không an toàn. Đơn cử trường hợp nếu một CTCK mất thanh khoản và bị hủy chiều mua thì tương ứng chiều bán từ các CTCK khác (an toàn) cũng sẽ bị hủy.

Trong trường hợp này, không chỉ NĐT ở CTCK mất thanh khoản bị thiệt, mà những NĐT ở các CTCK an toàn khác cũng bị vạ lây. Nghĩa là NĐT tìm được nơi trú chân an toàn nhưng khi "bước chân" ra ngoài thì lại mất an toàn và điều này thì CTCK có lớn cách mấy cũng không cứu được NĐT.

Thật nghiệt ngã khi những NĐT cố gắng bám trụ TTCK trong giai đoạn quá khó khăn hiện nay vừa phải "căng đầu" suy nghĩ cách tồn tại lại vừa phải vất vả tìm một chỗ trú chân an toàn cho đồng vốn của mình mà điều này lý ra phải được đảm bảo!

MINH TRIỆU

Doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   HCM bị nhắc nhở CBTT thay đổi số cổ phiếu đang lưu hành (15/11/2012)

>   PGD giải trình chậm công bố tăng giá khí đầu vào quý 3 (15/11/2012)

>   DXV: HOSE nhắc nhở chậm công bố thông tin (15/11/2012)

>   Chiêu lách luật của kiểm toán (15/11/2012)

>   Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt hơn 17 nghìn tỷ đồng (15/11/2012)

>   Dấu hỏi về nghiệp vụ repo của công ty chứng khoán (15/11/2012)

>   15/11: Bản tin 20 giờ qua (15/11/2012)

>   Quản lý quỹ Hữu Nghị bị kiểm soát đặc biệt trong 6 tháng (14/11/2012)

>   Soi danh mục đầu tư của Mekong Capital trong quý 3/2012 (14/11/2012)

>   Đầu tư Nhơn Trạch bị phạt vì chậm đăng ký công ty đại chúng (14/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật