Thứ Tư, 07/11/2012 14:15

Chưa xóa tồn kho lại lo lương, thuế

5 Hiệp hội cho rằng, việc bãi bỏ chính sách ân hạn thuế sẽ gây một số tác động bất lợi cho DN, đặc biệt là DN trong 5 hiệp hội là những DN sản xuất kinh doanh trong năm ngành kinh tế mũi nhọn có kim ngạch xuất khẩu lớn chiếm đến 35% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia và sử dụng khoảng 5 triệu lao động trên cả nước.

Năng lực cạnh tranh bị đẩy lùi

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 5 hiệp hội: Hiệp hội Dệt May, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Gỗ Mỹ nghệ và Hiệp hội Bông sợi đã có văn bản tha thiết để xin được gặp Chủ tịch Quốc hội. Nguyện vọng của VCCI và 5 hiệp hội là trình bày với Chủ tịch Quốc hội những bức xúc trước việc xóa bỏ ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại Điều 42, dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

5 Hiệp hội cho rằng, việc bãi bỏ chính sách ân hạn thuế nêu trên sẽ gây một số tác động bất lợi cho DN, đặc biệt là DN trong 5 hiệp hội là những DN sản xuất kinh doanh trong năm ngành kinh tế mũi nhọn có kim ngạch xuất khẩu lớn chiếm đến 35% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia và sử dụng khoảng 5 triệu lao động trên cả nước. Luật sư Vũ Xuân Tiền thì phát biểu “xóa bỏ là một cải tiến thụt lùi”.

Cái lý để bãi bỏ quy định này, theo Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính, là đã có những DN lợi dụng chính sách ân hạn thuế để chây ỳ, nợ thuế… Tuy nhiên VCCI và 5 hiệp hội cho rằng, số DN lợi dụng chính sách này không lớn và một phần cũng do sự yếu kém của công tác quản lý thuế.

Bởi vậy theo VCCI và 5 hiệp hội: “Không thể bắt các DN làm ăn nghiêm túc chịu hậu quả của sự yếu kém đó. Trong giai đoạn hiện nay, các DN đang gặp những khó khăn vô cùng lớn, nhưng nội dung sửa đổi Luật Quản lý thuế nêu trên lại bồi thêm những khó khăn mới cho các DN”.

Các hiệp hội ngành nghề tính toán chi phí DN sẽ tăng cao, khiến chi phí giá thành xuất khẩu tăng thêm từ 1 đến 1,5%; làm giảm năng lực cạnh tranh của DN và quốc gia. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu Việt Nam hơn 100 tỷ USD, giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm khoảng 35 - 50%. Tiền thuế thu về từ lượng hàng nhập khẩu là con số khá lớn so với khả năng tài chính của DN trong cả nước, ngoài việc phải huy động nguồn vốn lớn như trên, DN còn chịu lãi suất bình quân 12%/năm trên số tiền nộp thuế (tương đương 1,2-1,5 tỷ USD/năm). Cộng thêm gánh nặng cho DN từ việc nhiều thủ tục hành chính phát sinh như: thủ tục xác nhận đã nộp thuế, bảo lãnh thuế, thế chấp… từ khâu nhập khẩu đến khi hoàn thuế xuất khẩu.

Để ngăn chặn số ít những DN lợi dụng chính sách, sẽ hiệu quả hơn chăng khi cơ quan quản lý Nhà nước có được biện pháp chế tài mạnh đủ ngăn chặn răn đe và xử lý DN vi phạm. Có thể bằng cách như phạt nặng gấp nhiều lần so với giá trị hàng hóa có vi phạm, không lập thủ tục xuất nhập khẩu…

Tăng lương - khó chồng khó

Một kiến nghị khác cũng được 5 hiệp hội ngành hàng này đưa ra đó chính là chưa nên tăng lương từ năm 2013 ở cả hai phương án 25%/năm và 36%/năm. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, mức lương tối thiểu hiện nay chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu sống của người lao động. Báo cáo này đúng với điều kiện DN trả lương cho người lao động bằng mức lương tối thiểu. Trong khi các DN trong các hiệp hội ngành hàng đã trả theo cơ chế thị trường với mức cao hơn gần gấp 2 lần lương tối thiểu.

Ngành có mức lương thấp nhất trong 5 hiệp hội là thủy sản với mức lương thực nhận bình quân cũng lên tới 3,8 triệu đồng. Chi phí lao động bình quân DN chi trả của 5 ngành nghề là 5,48 triệu đồng, thấp nhất là 5,32 triệu đồng. Khảo sát của các DN đóng tại vùng 1, là vùng hiện áp dụng mức lương tối thiểu hiện tại là 2 triệu đồng (trên 60% DN trong các ngành đang hoạt động tại vùng này) cho thấy tăng lương tối thiểu sẽ khiến chi phí lao động tăng mạnh trong cơ cấu giá thành năm 2013.

Tính toán cho thấy, chi phí lao động của DN năm 2012 theo phương án tăng lương tối thiểu 36% sẽ tăng tới 273% so với hiện tại, lên 6,8 triệu đồng. Với phương án tăng 25%, chi phí lao động của DN sẽ tăng 205% với mức lương tối thiểu là 4,9 triệu đồng. Đây là vấn đề cần cân nhắc khi phần lớn các mặt hàng xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều tương đồng với các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Banglades, Myanmar...

5 hiệp hội cho rằng mức tăng 15% là hợp lý, phù hợp với năng lực thực thi của DN. Để hóa giải triệt để vấn đề tiền lương, các hiệp hội cho rằng cần nhanh chóng thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia như chủ trương đã đề ra nhằm xây dựng được các bản chỉ số đánh giá cơ bản, phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia để có quyết định tốt nhất cho người lao động và quốc gia. Việt Nam cần có một định hướng tăng lương tối thiểu trong thời gian trước 3 năm nhằm tạo sự chủ động cho việc đầu tư kinh doanh sản xuất của các tập đoàn nước ngoài và DN trong nước, cũng như tạo sự yên tâm cho người lao động.

126 triệu USD tương đương với 2.520 tỷ đồng - là không lớn?!

Theo số liệu chúng tôi tính toán nhanh thì năm 2011 tổng giá trị kim ngạch nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu khoảng 6,2 tỷ USD, phần lớn được miễn thuế, chỉ có 2,1 tỷ USD phải chịu thuế nhập khẩu. Với mức thuế suất của khu vực ASEAN là 5%, ngoài ASEAN là từ 6% đến 10%-11% với mức bình quân khoảng 6% thì tổng số thuế phải nộp của số này chỉ có 126 triệu USD tiền thuế thôi. Nếu như thế này, chúng tôi tính ra chi phí tăng thêm chỉ 0,013%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ


Nhất Thanh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Việt Nam thu hút quan tâm của doanh nghiệp Thâm Quyến (07/11/2012)

>   Khống chế chiết khấu hoa hồng cho đại lý xăng dầu (07/11/2012)

>   Tính toán lại hiệu quả nhà máy alumin Nhân Cơ (07/11/2012)

>   Truy thu hàng trăm tỷ đồng nợ thuế từ các “ông lớn” (07/11/2012)

>   Đề xuất của PVN chưa có tiền lệ (07/11/2012)

>   Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản tăng 30% (07/11/2012)

>   Ngành than 'đói' vốn, công nhân đói ăn (07/11/2012)

>   Thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm giảm mạnh (06/11/2012)

>   Doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng 2013 (06/11/2012)

>   Việt Nam thu hút đầu tư Nhật Bản nhiều thứ hai ASEAN (06/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật