Thứ Hai, 05/11/2012 18:07

Chọn mặt gửi… nợ xấu!

NHNN, Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) hay một ủy ban độc lập sẽ phụ trách xử lý khối nợ xấu khổng lồ của hệ thống ngân hàng?

Câu trả lời cần nhìn vào căn nguyên và gốc rễ của nợ xấu. TS Lê Xuân Nghĩa đưa ý kiến về một số đề xuất phương án xử lý nợ xấu xuất hiện thời gian qua:

Nhìn vào cấu trúc nợ xấu của Việt Nam có thể thấy, nợ xấu hiện là một vấn đề khá phức tạp. Nó bao gồm cả nợ của hệ thống ngân hàng, nợ ngân sách và nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Con số nợ xấu cũng khác nhau và cao nhất rơi vào khoảng 385.000 tỉ đồng. Quay lại với cấu trúc nợ, nợ của ngân sách trong đó các DN ứng vốn từ ngân hàng thi công công trình cho các địa phương, nhưng các địa phương đến nay không thanh toán lại được. Có thống kê cho rằng, phần nợ này khoảng 35.000 - 40.000 tỉ đồng, song cũng có báo cáo khác ước tính, con số nợ này có thể lên đến 80.000 - 90.000 tỉ đồng.

Nhìn vào các con số này và nhìn vào bài học của các nước trên thế giới có thể thấy rằng, nợ xấu đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay của nền kinh tế, mà chỉ có Chính phủ mới có thể giải quyết được. Hơn nữa, phải giải quyết càng nhanh càng tốt, nếu không nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.

Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của đề án thành lập một Cty xử lý nợ xấu nằm trong NHNN?

- Đề án xử lý nợ xấu được NHNN xây dựng và cũng vừa được gửi tới Thủ tướng Chính phủ. Song hiện đang có quan điểm cho rằng, không chỉ giải quyết riêng nợ của hệ thống ngân hàng, mà phải giải quyết nợ tại cả VDB và khoản nợ ngân sách. Tôi được biết, Chính phủ muốn Bộ Tài chính gộp toàn bộ các khoản nợ này lại, trên cơ sở đó họp bàn, xây dựng phương án xử lý và trình Bộ Chính trị.

Hơn nữa, nếu nhìn vào quy mô nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tôi cho rằng DN và ngân hàng có thể tự giải quyết được nếu quy mô nợ xấu chỉ khoảng 2-3%. Nhưng với quy mô đến trên 10% như hiện nay và nếu Chính phủ không “nhảy” vào xử lý nhanh vấn đề nợ xấu, nền kinh tế Việt Nam phải quên cái thập kỷ này đi.

Có ý kiến cho rằng, DATC trực thuộc Bộ Tài chính có thể tham gia xử lý được khối nợ xấu này?

- Vấn đề phải hiểu rằng quy mô nợ xấu bây giờ quá lớn rồi, cả ngân hàng và DN không thể xử lý nổi. DATC cũng không thể xử lý nổi. Tôi được biết, tổng kết 10 năm hoạt động của DATC mới chỉ giải quyết có 5.000 tỉ đồng, có nghĩa chỉ tương đương với khoản nợ xấu của một DN hiện nay. Một vấn đề nữa là phải giải quyết nhanh, mạnh và dứt khoát để cả nhà băng và DN quay trở lại tín dụng mới được.

Theo quan điểm của ông, nợ ngân sách và nợ VDB nên được xử lý theo hướng nào?

- Ước tính khoản nợ xây dựng cơ bản hiện nay vào khoảng 93.000 tỉ đồng. Có ý kiến cho rằng, đây là tiền ngân sách nợ DN nên phải trả ngay cho DN. Khi DN có tiền trả ngân hàng sẽ giải quyết được khá nhiều nợ tồn đọng hiện nay. Song đối với các địa phương thì điều này khó khả thi, bởi thực chất đây là tiền nợ của địa phương, địa phương lại không có đủ uy tín để phát hành trái phiếu lấy tiền trả nợ. Trong trường hợp này, ngân sách T.Ư sẽ phải can thiệp. Tôi cho rằng, cái nào ngân sách nợ thì phải trả ngay, VDB hay ở DNNN cũng vậy. Phần còn lại ở DN tư nhân, theo tôi chắc là không lớn.

Liệu phương án xử lý cuối cùng có thể được chốt vào thời điểm nào?

- Tôi được biết, có dự kiến từ nay đến cuối năm phải ấn định được phương án để có thể bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2013. Nếu không xử lý nợ nhanh, một thời gian nữa chắc không còn DN mà xử lý (cười). Nhật Bản từng phải trả giá vì nợ xấu, có những doanh nghiệp lịch sử và tài sản tích tụ hàng trăm năm bỗng chốc tan biến. Bây giờ DN Việt Nam cũng vậy, mất vài chục năm và để làm lại cũng mất từng ấy năm.

- Xin cảm ơn ông!

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, căn nguyên lớn nhất gây ra nợ xấu là khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của NHTM quản lý yếu kém, giám sát không chặt chẽ, trong khi không ít DN đầu tư liều mạng. Nợ xấu còn do các tác động từ chính sách, lúc nới lỏng, lúc thắt chặt quá mức hay nóng- lạnh đột ngột. Do đó, không thể nói nợ xấu hoàn toàn do ngân hàng hay DN.

Văn Nguyễn

lao động

Các tin tức khác

>   Giải quyết nút thắt của tăng trưởng tín dụng (05/11/2012)

>   Vốn sẽ chảy vào không chỉ 4 lĩnh vực ưu tiên (05/11/2012)

>   Tài sản ngân hàng cổ phần 'bốc hơi' hàng nghìn tỷ đồng (05/11/2012)

>   Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Nên dỡ ngay trần lãi suất huy động (05/11/2012)

>   Tân Chủ tịch Sacombank: Hoạt động gửi - rút tiền vẫn trong tầm kiểm soát (05/11/2012)

>   VPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ (05/11/2012)

>   Ngân hàng không dễ tăng vốn năm nay (05/11/2012)

>   Kiểm toán việc Ngân hàng Nhà nước "bơm" vốn (05/11/2012)

>   Xử nợ xấu nhanh đừng vội (05/11/2012)

>   Giải mã ồn ào quanh chuyển đổi vàng SJC (04/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật