Chủ Nhật, 28/10/2012 20:00

Toàn cảnh xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, ngân hàng và doanh nghiệp 2012 (Phần 9)

Dưới tác động của mức xếp hạng quốc gia, tình hình tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam – huyết mạch của nền kinh tế – cũng diễn biến trái chiều với việc hạ bậc hàng loạt của Moody’s và động thái ngược lại của S&P trong khi Fitch giữ nguyên. Điều đáng khích lệ là cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đều dành triển vọng “ổn định” cho tất cả các ngân hàng được đánh giá của Việt Nam.

Vietinbank: “Lính mới” của Moody’s tại Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Vietinbank (CTG) là một trong hai ngân hàng của Việt Nam bên cạnh Sacombank (STB) nhận được đánh giá tín nhiệm từ cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới.

Nếu như Sacombank bắt đầu được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế tiến hành các hoạt động đánh giá vào ngày 10/02/2012 thì cho tới giữa tháng 3 năm nay, CTG mới nằm trong danh sách các ngân hàng Việt Nam được Moody’sS&P xếp hạng.

Hơn 7 tháng kể từ ngày đánh giá đầu tiên (16/03/2012), duy nhất một lần Moody’s hạ bậc tín nhiệm CTG là vào ngày 28/09 vừa qua sau khi tổ chức này hạ xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ “B1” xuống “B2” với triển vọng “ổn định”. Cùng chung số phận với CTG trong lần đánh giá này còn có 7 ngân hàng khác là ACB, BID, MBB, SHB, STB, TCB và VIB.

Cụ thể, xếp hạng Sức mạnh Tài chính Ngân hàng (BFSR) của CTG bị Moody’s hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn. Hơn nữa, xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B2”, xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3” và bị giới hạn bởi trần xếp hạng tiền gửi ngoại tệ quốc gia.

Trong khi đó, xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B2”, dẫn dến xếp hạng đối với nợ không đảm bảo có độ ưu tiên cao bằng ngoại tệ cũng bị hạ từ từ “B1” xuống “B2”. Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định” và xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

Trái với Moody’s, hai tổ chức còn lại là S&P và Fitch đều giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của CTG trong năm nay dù xếp hạng của các ngân hàng khác gặp phải nhiều xáo trộn, cả ở chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Cụ thể, chỉ 2 ngày trước động thái của Moody’s, S&P giữ nguyên xếp hạng đối tác tín dụng dài hạn của CTG ở mức “B+”, xếp hạng đối tác tín dụng ngắn hạn ở mức “B” với triển vọng “ổn định”. Được biết, CTG bắt đầu nhận được xếp hạng “B+” và “B” kể từ ngày 15/03/1012 và triển vọng “ổn định” từ ngày 06/06/2012 sau khi được S&P nâng lên từ mức “tiêu cực” cùng với BID.

Cũng tại lần đánh giá vào ngày 26/09, S&P còn nâng một bậc xếp hạng tình trạng tín dụng độc lập (SACP) của CTG sau khi điều chỉnh Đánh giá Mức độ Rủi ro trong Hệ thống Ngân hàng (BICRA) của Việt Nam từ “Nhóm 10” (nhóm cao nhất) xuống “Nhóm 9”.

Tương tự trong lần xem xét định kỳ vào tháng 7 vừa qua, Fitch tuyên bố giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn của CTG ở mức “B” với triển vọng “ổn định”. Hiện mức xếp hạng nhà phát hành nợ ngoại tệ của CTG bằng với mức xếp hạng hỗ trợ sàn (SRF) phản ánh kỳ vọng của Fitch về khả năng Chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ bất thường dành cho ngân hàng này trong trường hợp cần thiết.

Theo Fitch, yếu tố có thể tác động tích cực đến mức xếp hạng khả năng sinh lời (VR) của Vietinbank là sự cải thiện đáng kể trong hồ sơ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Dù vậy, Fitch cho rằng điều này khó có khả năng xảy ra trong ngắn hạn do môi trường kinh doanh trong nước còn nhiều thách thức.

Điểm sáng trong gần 12 năm thực hiện đánh giá tín nhiệm đối với CTG là Fitch đã một lần nâng xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng này vào ngày 02/05/2007. Tại thời điểm đó, Fitch nâng xếp hạng cá nhân (IR - Individual Ratings) của CTG từ “'D/E” lên “D”. Cùng nhận được hành động tín nhiệm tích cực với CTG trong lần này còn có 3 ngân hàng khác của Việt Nam là BID, VCBAgribank.

Tuy nhiên, vào đầu năm nay (ngày 25/01/2012), Fitch đã rút lại mức xếp hạng trên của CTG cùng với 884 tổ chức tài chính quốc tế khác. Ngoài CTG, còn có 3 ngân hàng khác của Việt Nam nằm trong danh sách bị rút lại IR là là ACB, STB, Agribank.

Chi tiết xếp hạng tín nhiệm CTG của Moody’s, S&P và Fitch

* Phần 1: Thăng trầm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

* Phần 2: "Mối duyên đầu" giữa Moody's và ngân hàng Việt

* Phần 3: Techcombank: Bước lùi 6 năm của xếp hạng tín nhiệm

* Phần 4: ACB: 5 lần bị Moody’s cắt giảm tín nhiệm và đang trong tầm ngắm hạ bậc của Fitch

* Phần 5: VIBank: Điệp khúc hạ bậc và cảnh báo hạ bậc tín nhiệm

* Phần 6: SHB lọt vào “lăng kính đen” của Moody’s

* Phần 7: MBB trôi theo xếp hạng tín nhiệm quốc gia

* Phần 8: Sacombank “gây khó” cho Moody’s, S&P và Fitch

* Phần 10: Vietcombank - Điểm sáng xếp hạng tín nhiệm khối ngân hàng (Đón đọc vào ngày 29/10)

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   VAB công bố 10 cổ đông chiến lược (29/01/2008)

>   SFC muốn chuyển thành ngân hàng (04/02/2001)

>   Sacombank “gây khó” cho Moody’s, S&P và Fitch (27/10/2012)

>   'ACB nguy cơ lỗ thêm 200 tỷ đồng vì vàng' (27/10/2012)

>   4 công ty Nhật liên doanh sản xuất thép với BVG (27/10/2012)

>   MBB trôi theo xếp hạng tín nhiệm quốc gia (26/10/2012)

>   TVSI: Quý 3 lỗ, 9 tháng lãi ròng gấp đôi cùng kỳ (27/10/2012)

>   Khai trương Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Á Đà Nẵng (16/07/2003)

>   SAP: Lãi ròng quý 3 tăng 177% cùng kỳ (26/10/2012)

>   S99 đặt kế hoạch quý 4 lãi 574 triệu đồng (27/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật