Thứ Sáu, 26/10/2012 11:05

Ông chủ Deutsche Bank và những bí ẩn chưa giải mã? (Kỳ 1)

Vụ nổ không chỉ giết chết Alfred Herrhausen, ông chủ ngân hàng đầy quyền lực, mà còn gây chấn động toàn thế giới.

Kỳ 1: Vụ nổ kinh hoàng ở Frankfurt

Lúc 8h30 phút sáng ngày 30/11/1989, Alfred Herrhausen - Tổng giám đốc của Deutsche Bank, người mà một vài tháng trước đó đã có mặt trên trang bìa của tờ tạp chí uy tín Spiegel, bước vào chiếc xe Mercedes của mình để đi làm. Như thường lệ, lái xe riêng của Herrhausen đón ông từ căn hộ ở Bad Homburg, một vùng ngoại ô của Frankfurt và đi đến văn phòng Deutsche Bank ở trung tâm Frankfurt. Nhưng lần này chuyến đi quá ngắn ngủi, chỉ 7 phút sau khi rời căn hộ, một trong những người đàn ông quyền lực nhất ở Đức và châu Âu vào thời điểm đó, đã chết.

Herrhausen trên trang bìa tạp chí Der Spiegel, tháng 11/1989. (Ảnh: ST)

Một tiếng nổ lớn vang lên vào đúng 8h37 phút trên đường đi Frankfurt. Một quả bom 20kg được giấu trong một chiếc cặp học sinh để trên chiếc xe đạp trẻ em dựng bên lề đường, đã phát nổ ngay bên ngoài xe ô tô bọc thép của Herrhausen. Quá trình khám nghiệm hiện trường của các nhà điều tra cho thấy, quả bom được thiết kế hết sức tinh vi theo nguyên tắc nổ lõm, có cả bộ cảm biến khoảng cách bằng quang học. Sức nổ của quả bom đã phá tung cánh cửa phía sau của chiếc Mercedes-Benz S-class bọc thép, đúng vị trí ngồi của ông chủ ngân hàng 59 tuổi này. Những mảnh vỡ đâm thủng động mạch trên đôi chân của Herrhausen. Ông chết sau đó vài phút vì mất máu. Lái xe đã bị thương nặng ở đầu và ở tay.

Alfred Herrhausen sinh ngày 30/1/1930 tại Essen. Ông được biết đến là một chính trị gia và là Chủ tịch Deutsche Bank - ngân hàng tư nhân lớn nhất ở Đức. Alfred Herrhausen có một chị sinh đôi. Herrhausen học trung học tại Carl-Humann ở quê nhà Essen. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, ông nghiên cứu kinh tế tại Trường Cologne. Herrhausen từng làm việc tại Ruhrgas AG, ông chuyển đến làm việc ở Deutsche Bank từ năm 1969. Tại Deutsche Bank, Herrhausen có đóng góp rất lớn vào việc tái cấu trúc ngân hàng này và làm cho nó không ngừng lớn mạnh, trở thành “thủ lĩnh” trong hệ thống ngân hàng tư nhân ở Đức. Deutsche Bank dưới thời của Herrhausen đã tập trung vào các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm cho thị trường quốc tế. Năm 1989 Deutsche Bank quyết định mua lại ngân hàng Morgan Grenfell của Anh. Sau khi trở thành giám đốc điều hành của Deutsche Bank vào năm 1988, Herrhausen đã tuyên bố giảm một phần nợ cho các nước thế giới thứ ba.

Vụ nổ không chỉ giết chết Alfred Herrhausen, ông chủ ngân hàng đầy quyền lực, mà còn gây chấn động toàn thế giới. Hình ảnh phóng sự từ hiện trường thảm kịch đã được đăng tải trên tất cả các phương tiện truyền thông lớn nhất của thế giới. Ở một góc độ nào đó, sự việc đã lấn át cả sự kiện bức tường Berlin sụp đổ. Mọi nghi ngờ về vụ ám sát ngay lập tức đều hướng về tổ chức Red Army Faction (RAF) - tổ chức cực tả ở Tây Đức gây ra, mục đích là kích động một cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, nhưng giả thuyết này sau đó đã bị sụp đổ. Vụ ám sát một nhân vật quyền lực cấp cao như Herrhausen được cho là hành động không bình thường của RAF. Tổ chức này không thể có khả năng làm việc chuyên nghiệp đến như thế. Rõ ràng, những kẻ ám sát phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu tất cả các tuyến di chuyển của Herrhausen, cũng như có được chất nổ đặc biệt (bom photocell - không thể phát nổ một cách dễ dàng nếu không có các chuyên gia về công binh).

Hai ngày sau vụ ám sát xảy ra, một nhóm vô danh có tên gọi “Wolfgang Beer” đã tuyên bố nhận trách nhiệm tổ chức vụ tấn công. Trong các tờ truyền đơn được phát đi khi đó nhóm “Wolfgang Beer” đã loan báo rằng Herrhausen bị giết chết vì sự hận thù đối với chủ nghĩa tư bản và các ông trùm tư sản. Họ lý giải cho ý tưởng của mình rằng, Deutsche Bank có sự kết nối chặt chẽ với các tổ chức của hai cuộc chiến tranh thế giới và là hiện thân của tư bản Đức Quốc xã đã có lỗi với sự đau khổ của hàng triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, một nguồn tin khác dẫn lời phát biểu của phu nhân Herrhausen đề cập tới một chi tiết đáng chú ý rằng, trước hôm xảy ra vụ nổ bom không lâu chồng bà dự định sẽ từ chức?

Vì vậy cho đến nay, vụ ám sát vẫn là một trong những bí mật lớn nhất của ngành Ngân hàng thế giới.

Khôi Nguyên

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Đức đứng trước nguy cơ suy thoái (29/10/2012)

>   Thêm một ngân hàng Anh bị điều tra vì vụ "Libor" (28/10/2012)

>   "Canada nên trở thành mô hình kinh tế của thế giới" (28/10/2012)

>   Moody's cảnh báo hạ xếp hạng 6 ngân hàng Canada (28/10/2012)

>   Tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha lập kỷ lục 25% (28/10/2012)

>   Quốc hội Indonesia thông qua ngân sách năm 2013 (27/10/2012)

>   Mỹ: GDP và lòng tin của người tiêu dùng tăng mạnh (27/10/2012)

>   Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi (27/10/2012)

>   IMF chỉ trích các ngân hàng chậm cải cách cơ cấu (26/10/2012)

>   Ireland tự lực, Hy Lạp, Bồ Đào Nha vẫn cần cứu trợ (26/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật