Thứ Ba, 09/10/2012 10:33

Nhìn tăng trưởng, lo thất nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho rằng: “Việt Nam tăng trưởng còn dựa vào vốn và lao động là chính. DN khó khăn, sản xuất tăng chậm lại, dẫn đến thu nhập của người dân giảm sút làm ảnh hưởng đến cầu. Tổng cầu thấp lại tác động tiếp đến sản xuất và tiếp dẫn đến đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn”.

Thất nghiệp đáng sợ hơn lạm phát

Lạm phát chưa kịp dịu đi, đã tăng trở lại. Lại thêm nhiều dự báo tốc độ tăng GDP của cả năm ước chừng chỉ đạt khoảng 5,2% tạo thêm nỗi lo mới. Ngay từ đầu năm, Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho rằng, mức tăng trưởng tối thiểu phải đạt 5,5% mới tạo được số lượng việc làm cho người lao động. “Nếu thấp hơn, có nghĩa là DN quá khó khăn, công nhân sẽ bị nghỉ việc nhiều”, Thứ trưởng Sinh băn khoăn. Cách lưu ý đến tăng trưởng của Thứ trưởng Cao Viết Sinh, người luôn theo dõi vấn đề vĩ mô của nền kinh tế đã lưu ý thêm vấn đề cần tính sớm: việc làm và tình trạng thất nghiệp.

Mức tăng trưởng cả năm 2012 ước chỉ đạt 5,2% còn thấp hơn cả năm 2009 (5,32%) là năm được cho là nền kinh tế đã rơi vào tình trạng suy giảm. Năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người thì có 1,3 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008). Sang đến năm 2010, khi kinh tế đã phục hồi, GDP đã tăng được 6,78% so với năm 2009 và có 50,51 triệu người trong độ tuổi lao động, thì có 1,45 triệu người thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,88% lực lượng lao động. Năm 2011, GDP tăng 5,89% so với năm 2010 và lực lượng lao động có 51,39 triệu người, thì có 1,05 triệu người thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,27%, và thêm 3,34% lực lượng lao động thiếu việc làm.

Tổng cục Thống kê cho biết, mới tính đến tháng 6/2012, trong 51,6 triệu lao động năm 2012, đã có1,18 triệu người thất nghiệp (chiếm 2,29%) và 3,06% thiếu việc làm. Cho dù tính hết năm, so với tháng 6 không có thêm người mất việc thì số người thất nghiệp này cũng đáng để lo lắng.

“Đối với người nghèo, suy thoái kinh tế dẫn đến thất nghiệp nên nó còn đáng sợ hơn lạm phát”, PGS.TS Đào Nguyên Anh (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) phát biểu. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề để tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Kinh tế tăng trưởng chậm ảnh hưởng lớn tới các vấn đề như thu nhập của người dân, an sinh xã hội, công ăn việc làm.

“Mất việc, không có thu nhập thì đời sống khó, vấn đề an sinh càng khó sẽ dễ gây bức xúc xã hội”, Thứ trưởng Sinh băn khoăn.

Kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho rằng: “Việt Nam tăng trưởng còn dựa vào vốn và lao động là chính. DN khó khăn, sản xuất tăng chậm lại, dẫn đến thu nhập của người dân giảm sút làm ảnh hưởng đến cầu. Tổng cầu của nền kinh tế (bao gồm nhu cầu cho sản xuất hoặc nhu cầu trung gian, cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản và xuất khẩu) năm 2012 tăng thấp. Tổng cầu thấp lại tác động tiếp đến sản xuất và tiếp dẫn đến đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn”.

Kinh tế tư nhân gánh nỗi lo việc làm

Theo tính toán sơ bộ của Tổng cục Thống kê, bình quân 9 tháng qua, chi cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư chỉ tăng khoảng 3,7% và thấp hơn mức tăng GDP (4,73%) và thấp hơn mức tăng của 9 tháng năm 2010 và 2011.

Thất nghiệp tăng - thu nhập giảm - lạm phát cao - đời sống nhiều khó khăn.

Gỡ khó cho nền kinh tế để phát triển bền vững từ đâu?! Báo cáo Phát triển Thế giới 2013 cho rằng tạo việc làm là nền tảng căn bản.

Trong bối cảnh hiện nay, ông Thức cho rằng, Chính phủ và các cấp, các ngành cần phải có các giải pháp hữu hiệu để giải quyết tồn kho sản phẩm. Có như vậy thì DN mới thu hồi được vốn sản xuất và trên cơ sở đó tiếp tục phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Kèm theo đó là chính sách động viên tiêu dùng tiết kiệm, hợp lý. Tiết kiệm cả về chi phí sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm có giá thành phù hợp với thu nhập của người dân. Tiếp đến là tiết kiệm tiêu dùng cuối cùng của dân cư và Chính phủ, nhất là chi tiêu công, động viên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam sản xuất để vừa tiết kiệm vừa giải quyết sản phẩm tồn kho.

Nhìn về sâu xa, Báo cáo Phát triển Thế giới 2013 nhấn mạnh vai trò của tăng trưởng dựa vào một khu vực kinh tế tư nhân mạnh trong quá trình tạo việc làm. “Một công việc tốt có thể làm thay đổi cuộc sống một cá nhân và những công việc phù hợp có thể chuyển đổi cả xã hội. Chính phủ các nước phải đưa việc làm trở thành trọng tâm của việc thúc đẩy sự thịnh vượng và chống đói nghèo”, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nói. "Điều quan trọng là Chính phủ các nước phải kết hợp tốt với khu vực tư nhân, nơi tạo ra 90% tổng số việc làm. Việc làm là hy vọng. Việc làm là hòa bình. Việc làm có thể làm cho các nước dễ bị tổn thương trở nên vững mạnh". Vì vậy, “Các Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh mà trong đó cầu về lao động được cải thiện”.

Báo cáo Phát triển Thế giới 2013 đề xuất một hướng tiếp cận gồm 3 bước giúp chính phủ đạt được mục đích nêu trên. Đó là tạo nền tảng vững chắc bằng việc ổn định kinh tế vĩ mô, một môi trường kinh doanh thuận lợi, nguồn vốn con người và thực thi pháp luật, có chính sách lao động tốt hỗ trợ và bảo đảm an sinh xã hội cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Chính phủ cần xác định rõ những loại việc làm nào có lợi nhất cho phát triển trong hoàn cảnh đặc thù của mỗi nước, và phải xóa bỏ những cản trở đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Từ đầu năm đến tháng 8/2012 đã có 300.000 người đến đăng ký BHTN, số tiền chi trợ cấp thất nghiệp lên hơn 1.410 tỉ đồng, hơn 1,3 lần so với cả năm 2012. Năm 2011 có gần 387.000 người xin trợ cấp với tổng số tiền khoảng 1.070 tỉ đồng. Năm 2010 chỉ có 145.000 người đăng ký thất nghiệp, với tổng số tiền chi trả 439 tỉ đồng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam


Tri Nhân

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   “Mũi nhọn” đang là “mũi tù” (09/10/2012)

>   Lifepro Vietnam: Ngừng hoạt động cùng món nợ 3.000 tỉ đồng (09/10/2012)

>   Dừng thí điểm hai tập đoàn: “Tự làm và tự kết thúc là điều không bình thường” (09/10/2012)

>   Có vốn nước ngoài không được hưởng chính sách khuyến công (09/10/2012)

>   DN bày đủ chiêu trò để nợ lương (09/10/2012)

>   Tái cơ cấu để giảm rủi ro cho 2 tập đoàn xây dựng (08/10/2012)

>   Tập đoàn CBRE đã mua lại Công ty CBRE Việt Nam (08/10/2012)

>   Xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia tăng mạnh (08/10/2012)

>   EVN đã nợ PVN hơn 14.000 tỉ đồng (08/10/2012)

>   Khi EVN thừa... điện! (08/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật