Thứ Ba, 02/10/2012 11:01

HSBC dự báo lãi suất OMO sẽ duy trì 8% đến hết năm

HSBC dự báo lãi suất chính sách trên thị trường mở (OMO) sẽ duy trì ở mức 8%, lạm phát toàn phần giữ mức một con số từ nay đến cuối năm 2012.

Hạ nhiệt thành công 

Trong báo cáo về triển vọng thị trường Việt Nam tháng 10/2012, Ngân hàng HSBC nhận định Việt Nam đã thành công trong việc hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng nhằm đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để có được một môi trường kinh tế dễ quản lý hơn.

Đánh giá tình hình Việt Nam 9 tháng đầu năm, HSBC cho rằng, kinh tế đang chịu đựng những hậu quả của lạm phát cao và tăng trưởng giảm nhẹ cả trong nước và bên ngoài.

Nguyên nhân một phần là do kinh tế toàn cầu yếu kém, còn lại đa phần là do ảnh hưởng của lực kéo nội địa yếu. Khi mà đầu tư công quá mức nhưng lại kém hiệu quả đem lại cho quốc gia những khoản nợ khổng lồ.

Ngoài ra nhiều doanh nghiệp cả tư nhân lẫn Nhà nước phải chịu chi phí vay ngân hàng cao và nhu cầu thấp, cũng như những người tiêu dùng phải đối mặt với chi phí sống cao và thu nhập giảm.

Theo nhận định của tổ chức này, việc tìm ra phương hướng thoát khỏi nợ xấu và gia tăng chất lượng cuộc sống trong kỷ nguyên tăng trưởng toàn cầu suy giảm là vấn đề cấp bách.

Kết quả tăng trưởng kinh tế GDP quý 3 phản ánh nền kinh tế duy trì mức tăng nhẹ và thấp hơn xu hướng nhưng không phải là đang giảm. Xét về tính liên tục, kết quả tăng trưởng GDP này thể hiện sự ổn định của lĩnh vực sản xuất so với quý trước chỉ với một sự giảm nhẹ.

Việt Nam: Chỉ số kinh tế vĩ mô

Vẫn yếu nhưng khá ổn định

Những số liệu báo cáo mới nhất cũng chỉ ra rằng sản lượng sản xuất đã ổn định, hoạt động xuất khẩu đã phục hồi, cán cân thương mại từ đầu năm đến nay đã chỉ số dương, lạm phát chỉ ở mức một con số, đồng Việt Nam về cơ bản duy trì sự ổn định, và nền kinh tế đã tăng nhẹ trong quý 3/2012.

Theo HSBC, nhu cầu xuất khẩu đang giảm nhưng có vẻ không tiếp tục giảm sâu trong những tháng sắp tới. Ngoài ra, kết quả gần đây nhất cho thấy nhu cầu nước ngoài ngày một giảm sút. Tuy nhiên, con số về sản lượng lại đang dần cải thiện, cho thấy tốc độ giảm sút đang ở mức chậm hơn và có một vài dấu hiệu phục hồi.

Chỉ số việc làm cũng giảm nhưng không giảm sâu. Dự trữ hàng tồn kho dường như quay lại bình thường. Duy chỉ có sự gia tăng đáng kể chỉ số giá đầu vào là điều đáng lưu ý.

Lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản tăng mạnh trong tháng 9 vẫn đáng để thận trong, tuy nhiên HSBC tin rằng cả các nhà đầu tư và người dân không nên mất ngủ vì điều này. Giá cả những mặt hàng thiết yếu như giá gas, điện, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tiền học phí tăng cao có nguyên nhân chủ ý từ những biện pháp quản lý hành chính. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và học phí là những mức tăng mới xuất hiện và do lợi dụng lạm phát giá cả thức phẩm vì lạm phát cao năm ngoái không cho phép Chính phủ tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Theo quan điểm của HSBC, điều này được đánh giá là tích cực vì Chính phủ có cơ hội cắt giảm thâm hụt ngân sách và duy trình bình ổn giá cả.

Mặc dù lạm phát tăng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại do nhu cầu nội địa vẫn còn thấp, nhưng nếu chúng ta kỳ vọng vào một sự phục hồi trong quý 4 thì lạm phát có thể tiếp tục tăng, mặt dù với tốc độ chậm hơn mức 2% so với tháng 9.

Chính vì vậy, như dự báo về lãi suất chính sách trên thị trường mở (OMO), HSBC tin rằng không có cơ hội để cắt giảm thêm lãi suất, và mức này sẽ vẫn giữ ở 8% từ nay cho đến hết năm. Lạm phát toàn phần sẽ vẫn giữ mức một con số từ nay đến cuối năm 2012.

Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Thu hút FDI Nhật: Thời điểm mới, cơ hội không mới (02/10/2012)

>   Việt Nam trước làn sóng FDI đang trở lại (02/10/2012)

>   Năm nay có thể nhập siêu 1-1,5 tỷ đô la (01/10/2012)

>   Bộ Công Thương: CPI tăng nhưng không quá lo ngại (01/10/2012)

>   HSBC: Chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 9 tăng nhẹ trở lại (01/10/2012)

>   Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2012 (01/10/2012)

>   Tăng trưởng GDP năm 2013 dự báo ở mức 4 - 5% (01/10/2012)

>   Hai kịch bản cho CPI tháng 10 (01/10/2012)

>   Cần một gói kích thích kinh tế mới? (01/10/2012)

>   4 kiến nghị của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (30/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật