Thứ Năm, 18/10/2012 15:10

CTG - Cổ phiếu ngân hàng có mức sinh lời cao nhất 2012

Từ khi được chính thức giao dịch, cổ phiếu ngành ngân hàng được ví như “cổ phiếu vua” và luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn từ nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ đầu năm 2012 đến nay, giá cổ phiếu ngân hàng biến động rất mạnh theo xu hướng tăng vào thời điểm đầu năm và sau đó có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi liên tục xuất hiện những thông tin bất lợi về ngành ngân hàng.

Bài viết này nhằm xác định việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào có hiệu quả nhất tính từ đầu năm 2012 đến cuối quý 3/2012. Trong bài phân tích này, chúng tôi lựa chọn một số cổ phiếu STB, VCB, CTG, EIB, MBB trên Sở GDCK Tp HCM (HSX) và cổ phiếu ACB trên Sở GDCK Hà Nội (HNX). Cổ phiếu SHB, HBBNVB không được đưa vào xem xét vì khối lượng giao dịch của NVB chiếm tỷ trọng rất nhỏ và hầu như không nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, HBB đã chính thức sáp nhập với SHB và hủy giao dịch vào tháng 8/2012.

1. Thu nhập từ biến động giá cổ phiếu ngân hàng (tính theo giá điều chỉnh)

Để loại bỏ yếu tố tác động của việc chia tách cổ phiếu, chúng tôi sử dụng giá điều chỉnh của các cổ phiếu để phân tích biến động về giá. Diễn biến giá của các cổ phiếu ngân hàng trong thời gian nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Căn cứ vào giá điều chỉnh của các cổ phiếu, nhà đầu tư trong 3 quý năm 2012 đều thu được mức chênh lệch tương đối lớn về giá của các cổ phiếu này. Mức tăng giá trong năm 2012 cao nhất thuộc về MBB (31%), tiếp theo là CTG (28%), VCB (27%) và STB (25%). Cổ phiếu EIB có mức chênh lệch giá thấp hơn hẳn so với các ngân hàng còn lại. Duy nhất cổ phiếu ACB giảm tương đối mạnh (-15%) trong năm 2012.

2. Thu nhập từ cổ tức và các lợi ích khác

Bên cạnh lợi ích thu được từ chênh lệch giá cổ phiếu, nhà đầu tư còn được nhận cổ tức và các lợi ích khác như quyền mua cổ phiếu từ doanh nghiệp niêm yết. Thống kê về cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu và bằng quyền mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi của các cổ phiếu được thể hiện ở bảng dưới đây.

Ghi chú:

- Mặc dù cam kết chia cổ tức và cổ phiếu thưởng cho cổ đông năm 2012 là 29% nhưng đến cuối Q3/2012 STB vẫn chưa thực hiện chia cổ tức do có sự thay đổi về nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành

- Mặc dù CTG chia thưởng 29.6% bằng cổ phiếu nhưng cổ đông sẽ được hưởng lợi từ mức chênh lệch giữa mệnh giá và giá cổ phiếu khi bán ngay tại thời điểm nhận cổ tức.

- Cổ đông MBB được quyền mua ưu đãi 21.9% bằng mệnh giá nhưng cũng sẽ hưởng lợi từ mức chênh lệch giữa mệnh giá và giá cổ phiếu khi bán. Nếu cổ đông không thực hiện quyền mua ưu đãi, tỷ lệ này chỉ là 5%.

Trong năm 2012, ngoài việc ngân hàng VCB, ACB và EIB chia cổ tức bằng tiền mặt và STB là ngân hàng chưa thực hiện chia cổ tức cho cổ đông, MBB thực hiện quyền mua cổ phiếu ưu đãi bằng mệnh giá với tỷ lệ 21.9% và CTG chia thưởng bằng cổ phiếu với tỷ lệ 29,6%. Như vậy, thu nhập thực tế của CTG và MBB (nếu thực hiện quyền mua ưu đãi) sẽ không chỉ bao gồm tỷ lệ chia thưởng hoặc mua ưu đãi mà cổ đông còn được hưởng lợi do cổ phiếu tăng giá. Mức thu nhập thực của hai cổ phiếu này được tính dựa trên giá cổ phiếu vào ngày 28/9/2012.

Xét về thu nhập thực từ cổ tức và quyền mua ưu đãi trong 3 quý đầu năm 2012, cổ phiếu CTG chiếm vị trí cao nhất với mức trên 38%, tiếp theo đó là MBB với trên 30% (nếu nhà đầu tư thực hiện quyền mua cổ phiếu ưu đãi bằng mệnh giá). ACB và EIB có mức thu nhập từ cổ tức cho cổ đông ở mức xấp xỉ 20% còn VCB chỉ mang lại 12%.

3. Tỷ lệ sinh lời từ việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng

Tỷ lệ sinh lời từ việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng sẽ bao gồm thu nhập do chênh lệch giá và thu nhập từ cổ tức và các lợi ích khác. Đây chính là mức thu nhập thực sự mang lại cho nhà đầu tư khi họ tất toán hay hiện thực hóa lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình.

Mặc dù MBB có mức tăng giá cao nhất nhưng tỷ lệ sinh lời khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng trong 3 quý đầu năm 2012 chỉ ở vị trí thứ hai. Tỷ lệ sinh lời cao nhất thuộc về CTG với 66% do nhà đầu tư có được thu nhập lớn từ việc chênh lệch giá của cổ phiếu thưởng. VCB là cổ phiếu có mức sinh lời cao thứ 3 mặc dù tỷ lệ cổ tức ở mức thấp do có tỷ lệ tăng giá cao. ACB mặc dù có tỷ lệ cổ tức cao nhưng do bị giảm giá trên 15% nên tỷ lệ sinh lời đứng ở mức thấp nhất (chưa đến 5%). Cổ đông STB chỉ được hưởng lời từ việc tăng giá 25% của cổ phiếu do ngân hàng chưa thực hiện trả cổ tức như cam kết.

Như vậy, trong năm 2012, cổ phiếu CTG giữ vị trí số 1 khi mang lại cho cổ đông tỷ lệ sinh lời 66%, vượt xa các cổ phiếu khác trong ngành. Đây cũng là tỷ lệ sinh lời ở mức rất cao so với cổ phiếu của các ngành khác được giao dịch trên HSX và HNX.

Nguyên nhân khiến CTG giữ vững vị trí số 1 về tỷ lệ sinh lời cho cổ đông là do VietinBank có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính vững mạnh. Đây là ngân hàng đứng đầu trong khối NHTMCP vốn điều lệ; đứng thứ hai về vốn chủ sở hữu (sau VCB) và tổng tài sản (sau BIDV) với hệ thống mạng lưới lớn nhất gồm 1 SGD, 151 chi nhánh, và trên 1000 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trên 63 tỉnh/thành. Theo kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược thứ hai trong năm 2012, VietinBank sẽ trở thành ngân hàng cổ phần có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NHTMCP.

Ngoài việc đi tiên phong trong việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài, mở chi nhánh ở Châu Âu, VietinBank còn là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế vào đầu tháng 5/2012 và niêm yết trên Sở GDCK Singapore sau khi tổ chức roadshow tại một số thị trường tài chính lớn như Singapore, HongKong, London, New York, Boston... vào cuối tháng 3/2012. Đây là điểm mốc quan trọng khẳng định vị thế, thương hiệu của VietinBank trên trường quốc tế. Ngay sau đợt phát hành này, VietinBank đã nhận được rất nhiều sự quan tâm hợp tác của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng lớn trên toàn cầu. Sự kiện trên đã đưa VietinBank trở thành “Best Borrower in Vietnam” theo bình chọn của Tạp chí Finance Asia vào tháng 10/2012.

vietinbank

Các tin tức khác

>   Kỳ vọng gì khi thị trường đi ngang? (18/10/2012)

>   Chậm nộp BCTC 2011, Quản lý Quỹ Nhân Việt bị phạt (18/10/2012)

>   L18: 23/10 GDKHQ lấy ý kiến điều chỉnh kế hoạch 2012 (18/10/2012)

>   18/10: Bản tin 20 giờ qua (18/10/2012)

>   Chứng khoán Golden Bridge lần thứ 3 bị đình chỉ giao dịch (17/10/2012)

>   GIL bổ sung 600,000 cp có quyền biểu quyết (17/10/2012)

>   HPG: 25/10 GDKHQ nhận cổ tức 20% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền (17/10/2012)

>   TIE: 25/10 GDKHQ lấy ý kiến điều chỉnh kế hoạch 2012 (17/10/2012)

>   LHG bổ sung hơn 6 triệu cp có quyền biểu quyết (17/10/2012)

>   DLG bổ sung gần 32 triệu cp có quyền biểu quyết (17/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật