Thứ Năm, 11/10/2012 13:52

CTCK lạm dụng tài khoản của NĐT: Cân nguồn và rủi ro

Khi CTCK vay ngân hàng (NH) ngày một khó khăn, để có thêm chi phí cũng như các nguồn thu, hoạt động cân nguồn sẽ phải được tính toán kỹ lưỡng hơn nữa sao cho vừa đảm bảo an toàn, vừa có khả năng sinh lãi. Nhưng thực tế lại không hề đơn giản.

Từ xoay vòng vốn…

Khi quy trình thanh toán còn là T+4, CTCK có 3 ngày để “neo” tiền của NĐT (tính từ ngày T+0) trước khi đưa vào hệ thống thanh toán bù trừ. Khi quy trình giảm xuống T+3, thời gian “neo” tiền giảm xuống còn 2 ngày. Lâu nay, CTCK thường không để yên cho nguồn tiền phong tỏa (khi NĐT đặt lệnh vào ngày T+0), mà thường xoay vòng để kiếm lời, cũng vì vậy mà việc chuyển đổi từ T+4 xuống T+3 có thể làm giảm hiệu suất sinh lãi của các CTCK.

Nếu việc rút ngắn thời gian thanh toán có nguyên nhân bắt nguồn từ các CTCK, cần phải đặt câu hỏi liệu đây là nguyên nhân khách quan hay có một sự cố tình trì hoãn?

Với quy trình thanh toán kiểu NĐT trả trước (T+0), CTCK thanh toán sau (T+2), có thể chắc chắn một điều: Nếu CTCK nghiêm túc, trừ những lỗi kỹ thuật hay nghiệp vụ nhỏ (không khó để khắc phục), việc mất thanh khoản là không thể xảy ra.

Còn nếu mất thanh khoản với số liền lớn, nhiều lần, chắc chắn không phải do “hệ thống” hay bất kỳ lý do khách quan nào khác, mà đó là do con người. Mất thanh khoản hiểu đơn giản là không cân đối được dòng tiền vào và ra, thu không đủ chi, tức nghiệp vụ cân nguồn có vấn đề.

Cách đây chưa lâu, trong bài viết “Phí môi giới - Cạm bẫy hoa hồng” trên ĐTTC, đã chỉ ra thực trạng phí môi giới chỉ là phần “xương” trong hoạt động này, còn phần “nạc” phải bắt nguồn từ những yếu tố khác. Một dẫn chứng đơn giản: Nếu bán ra và ngay lập tức ứng tiền thì phí ứng tiền sẽ tương đương với phí môi giới, tức NĐT phải trả 2 lần phí môi giới.

Và thông thường, lợi nhuận từ môi giới thường thấp hơn khá nhiều so với lợi nhuận từ các hoạt động khác của CTCK. Việc cân nguồn của CTCK sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo chi phí cho các hoạt động khác từ tự doanh, hỗ trợ thanh toán, đến chiếm đoạt tài khoản…

Đến liên hoàn rủi ro

Việc CTCK lạm dụng tài khoản của NĐT không chỉ là tiền mà còn là CP. Để cân nguồn có hiệu quả phải tăng thu, tăng chi và tất nhiên xoay vòng nhiều hơn. Như vậy, CTCK không chỉ sử dụng tiền của NĐT mà còn có thể tận dụng CP của NĐT. Gần đây, thị trường đã nhắc đến một CTCK đã cho bán khống một cách lộ liễu khi lập nên được một hệ thống “kho hàng” để NĐT có thể luân chuyển hàng hóa vào ra kho này và cho vay.

Vì vậy, CTCK sử dụng CP của NĐT để bán ra rồi sau đó lại lấy CP nơi khác “đắp” lại không có gì là khó khăn nếu vẫn còn cơ chế tài khoản tổng.

Có tiền, có CP thì đầu ra sẽ là hỗ trợ thanh toán, margin, bán khống, tự doanh… Hoạt động “đầu ra” lành nhất là gửi NH qua đêm, nhưng vì an toàn nên lợi nhuận cũng không cao. Đầu vào của CTCK càng lớn, tức là lạm dụng càng nhiều, thì đồng thời cũng phải “đẻ” ra nhiều dịch vụ để sinh lãi, hay nói nôm na là đưa việc “cân nguồn” lên tầm nghệ thuật.

Tuy nhiên cũng chứa đựng không ít những rủi ro, vì vậy nếu liên hoàn thành một “chuỗi” thì rủi ro tất nhiên sẽ được cộng hưởng với mức độ cực kỳ khủng khiếp. Một số thí dụ: CTCK lấy CP của NĐT bán ra, nguồn tiền thu về đem đi lướt sóng, nếu vô tình mua phải CP lởm, mất thanh khoản, việc cắt lỗ để lấy tiền mua CP trả cho NĐT bị tắc.

Một trường hợp khác, NĐT mượn CP bán khống, tiền về sẽ được CTCK phong tỏa và đem cho NĐT khác vay để mua CP. Nếu NĐT này mua trúng CP lởm, không thể bán ra trả tiền, khi NĐT bán khống muốn mua trả CP, CTCK sẽ lại không có tiền.

Còn vô số các tai nạn khác nếu xảy ra cùng lúc việc CTCK “banh xác” là khó tránh khỏi. Rủi ro hơn nữa là những CTCK “ưa” xé rào lại là những CTCK nhỏ, năng lực nghiệp vụ cũng như quản trị thường rất kém. Nếu sai phạm xảy ra, chỉ riêng việc nhận diện và xác định cũng có thể vấp phải một “núi” những khó khăn.

Đến nay, NĐT chỉ nghe các cơ quan quản lý thông báo CTCK vi phạm nghĩa vụ thanh toán, nhưng vì sao dẫn đến điều này thì không ai nắm được một cách cụ thể.

Thái Ca

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   HCM và nhân viên bị phạt gần 300 triệu đồng vì cho bán khống (11/10/2012)

>   CSM: 19/10 chính thức giao dịch 6.3 triệu cp niêm yết bổ sung (11/10/2012)

>   Nhà đầu tư nhỏ: Liêu xiêu trong vòng vây thổi giá (11/10/2012)

>   Ế sàn: DN nhất loạt hủy kế hoạch niêm yết (11/10/2012)

>   11/10: Bản tin 20 giờ qua (11/10/2012)

>   9 tháng, VSD cấp gần 16,000 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài (10/10/2012)

>   VIS đăng ký bổ sung hơn 19 triệu cp đang lưu hành (10/10/2012)

>   VTF tăng thêm 3 triệu cp có quyền biểu quyết lưu hành (10/10/2012)

>   HHS tăng thêm 7.5 triệu cp có quyền biểu quyết lưu hành (10/10/2012)

>   MSN tăng thêm 172 triệu cp có quyền biểu quyết (10/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật