Thứ Bảy, 13/10/2012 07:04

Chứng khoán Mỹ sụt 2-3% trong tuần tồi tệ nhất từ tháng 6

Niềm tin tiêu dùng Mỹ bất ngờ nhảy vọt lên cao nhất trong 5 năm

Đóng cửa ít thay đổi trong ngày thứ Sáu nhưng cả ba chỉ số chính đều có tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 6. Mối lo ngại về đà tăng trưởng toàn cầu đã làm lu mờ lợi nhuận tốt hơn dự báo của Wells Fargo và JPMorgan Chase.

 

Tuy nhiên, cổ phiếu Wells Fargo giảm 2.6% xuống 34.25 USD/cp và cổ phiếu JPMorgan Chase cũng đánh mất 1.1% xuống 41.62 USD/cp do lo ngại về sự suy giảm của tỷ lệ lãi biên ròng. Tỷ lệ này có thể xuống thấp hơn nữa khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên mức lãi suất siêu thấp gần 0%.

Triển vọng lợi nhuận quý 3/2012 tỏ ra kém khả quan khi số liệu từ S&P Capital IQ cho thấy lợi nhuận của các công ty S&P 500 được dự báo thấp hơn 1% so với cùng kỳ năm ngoái, quý yếu kém nhất trong 3 năm. Trong khi đó theo số liệu của Thomson Reuters, lợi nhuận của các doanh nghiệp S&P 500 được dự báo giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn ước tính giảm 2.1% vào đầu năm.

Các doanh nghiệp dự kiến công bố kết quả kinh doanh quý 3 trong tuần tới bao gồm 12 công ty thành viên Dow Jones, trong đó có các tập đoàn lớn như Bank of America, American Express, Intel, General Electric và 80 công ty S&P 500 với một số tập đoàn tài chính khổng lồ như Citigroup, Goldman Sachs và Morgan Stanley.

Yếu tố mang lại sắc xanh cho thị trường vào đầu phiên là số liệu lạc quan hơn dự báo về người tiêu dùng Mỹ. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 10 được Đại học Michigan và Reuters khảo sát bất ngờ tăng vọt lên 83.1 điểm, mức cao nhất trong 5 năm và bỏ xa dự báo 78.5 điểm.

 

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 2.46 điểm (0.02%) lên 13,328.85 điểm. Tuy nhiên, S&P 500 giảm 4.25 điểm (0.3%) xuống 1,428.59 điểm, chỉ số Nasdaq Composite hạ 5.3 điểm (0.17%) xuống 3,044.11 điểm.

Tính cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm hơn 2%, đánh dấu tuần điều chỉnh mạnh nhất kể từ ngày 01/06. Tương tự, S&P 500 rớt 2.21% và Nasdaq sụt 2.94%.

Dù vậy, cả ba chỉ số chính vẫn còn tăng điểm trong năm nay. Cụ thể, Dow Jones nhận 9.1%, S&P 500 tiến 13.6% và Nasdaq nhảy vọt 16.85%. Động lực cho thị trường chính là gói kích thích tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và lợi nhuận khả quan hơn dự báo trong nửa đầu năm.

Khoảng 5.5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq; thấp hơn mức trung bình hàng ngày năm nay là 6.52 tỷ cổ phiếu.

Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng với tỷ lệ 7/4. Trên sàn Nasdaq, số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng với tỷ lệ 2/1.

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 12/10:

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Foxconn International không biết cổ phiếu… thăng hoa? (12/10/2012)

>   Chứng khoán Mỹ hướng đến tuần giảm điểm mạnh nhất hơn 4 tháng (12/10/2012)

>   CEO Facebook thất vọng vì giá cổ phiếu (11/10/2012)

>   Dow Jones rớt 3 con số, S&P 500 rơi 4 phiên liền (11/10/2012)

>   Đại học Cambridge lần đầu tiên phát hành trái phiếu (10/10/2012)

>   11 nước eurozone ủng hộ đánh thuế giao dịch tài chính (10/10/2012)

>   Apple mất hơn 70 tỷ USD vì iPhone 5 (10/10/2012)

>   Chứng khoán Mỹ giảm sâu trước làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ (10/10/2012)

>   “Vực thẳm tài khóa” – quả bom hẹn giờ đối với chứng khoán Mỹ (09/10/2012)

>   Chứng khoán Mỹ trượt dài, khối lượng chạm đáy 2012 (09/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật