“Vực thẳm tài khóa” – quả bom hẹn giờ đối với chứng khoán Mỹ
Cuộc đua vào Nhà Trắng đang chiếm lĩnh tâm trí nhà đầu tư nhưng người giành quyền kiểm soát Nhà Trắng thậm chí còn có tác động lớn hơn đối với thị trường chứng khoán.
Trên thực tế, gần 60% chiến lược gia đầu tư và giám đốc quản lý quỹ tham gia cuộc khảo sát của CNNMoney cho rằng kết quả bầu cử Quốc hội sẽ đóng vai trò lớn hơn. Nguyên nhân là vì các nhà lập pháp tại Thượng viện và Hạ viện sẽ công bố giải pháp cho tình trạng căng thẳng tài khóa hay còn gọi là “vực thẳm tài khóa” (fiscal cliff) tại nước này.
Với hiệu lực từ 01/01/2013, “vực thẳm tài khóa” là cụm từ thể hiện việc áp dụng đồng thời các biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tại Mỹ. Đây được xem là trở ngại lớn nhất đối với thị trường chứng khoán.
Nhà phân tích cổ phiếu cấp cao của Fort Pitt Capital cho rằng: “Quốc hội có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề căng thẳng tài khóa – mối lo ngại hàng đầu của TTCK, vì thế chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng vào họ”.
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) và hầu hết các nhà kinh tế, sự thất bại của Washington trong việc giải quyết “vực thẳm tài khóa” sẽ đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và khiến thất nghiệp leo thang.
Do cơ cấu Quốc hội như hiện nay, các nhà lập pháp vẫn chưa thể vượt qua sự bất đồng của hai Đảng. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử có thể thay đổi hoạt động kiểm soát và dọn đường cho việc đạt được thỏa thuận về vấn đề này.
Trong khi kết quả cuộc thăm dò do CNNMoney thực hiện cho thấy Đảng Cộng hòa sẽ vẫn kiểm soát Hạ viện nhưng Thượng viện có thể kiểm soát cả hai viện và đây cuộc chạy đua quan trọng nhất, nhận định của ông Phil Orlando -Trưởng chiến lược gia thị trường cổ phiếu của Federated Investors.
The ông Orlando, “vực thẳm tài khóa” là một quả bom hẹn giờ và sự thành công hay thất bại của cuộc bầu cử lần này sẽ quyết định liệu Quốc hội mới có đẩy lùi được tình trạng này hay không.
Nếu không có chính sách tài khóa rõ ràng hơn, hầu hết những người tham gia khảo sát đều đồng ý rằng TTCK có thể chịu sức ép lớn hơn bất chấp nỗ lực thúc đẩy kinh tế và TTCK của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông qua chính sách tiền tệ. Ông Orlando cho biết: “Fed đang cố gắng hết sức nhưng vẫn chưa đủ”.
Ông Doug Cote, Trưởng chiến lược gia thị trường của ING Investment Management cho rằng ngoài “vực thẳm tài khóa”, kết quả cuộc chạy đua vào Quốc hội cũng rất quan trọng vì các quan chức Chính phủ mới có thể cho thấy đường hướng chính sách về các quy định cũng như kế hoạch cải cách thuế toàn diện.
Đồng thời, ông Orlando cũng chỉ ra rằng kể từ năm 1936, TTCK tăng bình quân 15% khi Đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai Viện của Quốc hội cho dù người lãnh đạo Nhà Trắng là ai.
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|