Thứ Hai, 17/09/2012 10:22

Sẽ tăng cường công tác quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán

Khẳng định của PGS.TS. Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính.

Trong quá trình tái cấu trúc tài chính DN, các chuyên gia kế toán, kiểm toán có vai trò quan trọng trong việc tư vấn đề ra các sách lược ứng phó. Bộ Tài chính có định hướng về chính sách như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động kế toán, kiểm toán, thưa ông?

Trước yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kế toán và kiểm toán trong và ngoài DN là yêu cầu cấp thiết. Đứng trước đòi hỏi đó của thực tiễn, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng nhiều văn bản, chính sách mới cũng như rà soát, cập nhật lại các văn bản đã ban hành nhưng đã phát sinh những bất cập so với thực tiễn. Tuy nhiên, nhiệm vụ đó không tách rời chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020 là tạo lập được khuôn khổ pháp lý chuẩn về kế toán, kiểm toán; nâng cao vai trò và năng lực quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán.

Để Luật Kiểm toán sớm đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo và chuẩn bị ban hành một loạt thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định về kiểm toán độc lập. Cụ thể, sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về quản lý, đăng ký hành nghề đối với DN kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề; Thông tư hướng dẫn về điều kiện, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán”, thông tư hướng dẫn Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập; Quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động của DN kiểm toán, Quy chế chấp thuận DN được kiểm toán BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng.

Nhằm nâng cao chức năng giám sát việc thực thi pháp luật về kế toán, kiểm toán, Bộ đã xây dựng đề án nâng cấp Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán thành Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán. Với quy mô nhân lực lớn hơn và chức năng như tên gọi mới, kỳ vọng Cục sẽ phát huy tốt hơn chức năng quản lý, giám sát hoạt động kiểm toán độc lập, cũng như giám sát việc tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán trong DN.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trong thời gian qua, theo phản ánh của nhiều chuyên gia trong ngành vẫn có độ vênh so với thực tế. Nhiều nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh nhưng thiếu hướng dẫn về hạch toán, trình bày từ phía cơ quan quản lý. Bộ Tài chính có kế hoạch xử lý “lỗ hổng” về chính sách này ra sao?

Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, hệ thống văn bản pháp luật về kế toán và kiểm toán cũng đang trong quá trình hoàn thiện, để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được soạn thảo và ban hành từ năm 2004 trở về trước, trên cơ sở tiếp thu chuẩn mực kế toán quốc tế, nhưng căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nền kinh tế trong nước. Do vậy, việc chuẩn mực có khoảng cách với thực tiễn nền kinh tế hiện nay là điều dễ hiểu. Mặt khác, đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đã có nhiều sửa đổi, bổ sung.

Theo lộ trình ban hành các văn bản, chính sách từ nay đến năm 2014, Bộ sẽ nghiên cứu cập nhật 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) theo hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Từ nay đến năm 2020, Bộ sẽ nghiên cứu ban hành các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán mới (những chuẩn mực kế toán đặc thù cho một số lĩnh vực như bảo hiểm; nông nghiệp và công cụ tài chính).

Theo thông lệ thế giới, kiểm toán nội bộ có vai trò như tuyến phòng thủ rủi ro và gian lận về tài chính trong DN. Tuy nhiên, tại Việt Nam, kiểm toán nội bộ vẫn chưa được coi trọng đúng mức, cơ sở pháp lý cho hoạt động này chỉ có quy chế tổ chức kiểm toán nội bộ trong DNNN, được ban hành từ 15 năm trước. Ông giải thích thế nào về điều này?

Năm 1997, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ trong DN nhà nước. Tuy nhiên, sau khi Quy chế được ban hành thì vấp phải khó khăn từ thực tiễn, mà theo phản ánh của DN, là làm tăng bộ máy nhân sự, tăng chi phí lên rất nhiều, khiến quy chế không được triển khai rộng rãi trong các DN và không phát huy hiệu quả.

Hiện tại, mới chỉ có khối NHTM và một số DN có quy mô lớn quan tâm phát triển hệ thống kiểm toán nội bộ. Trong giai đoạn hiện nay, khi yêu cầu tái cấu trúc DN được đặt ra gay gắt, thì việc xây dựng bộ máy kỉêm toán nội bộ trong DN càng trở lên cần thiết. Về phía Bộ Tài chính, từ nay đến năm 2015, Bộ sẽ nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn kiểm toán nội bộ trong DN và các văn bản hướng dẫn thực hiện,

Hằng Phương ghi

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thông tư 26: Điều kiện để TCTD được đăng ký niêm yết cổ phiếu trên TTCK (13/09/2012)

>   Giữ nghiêm kỷ luật thanh toán, cách nào? (13/09/2012)

>   UBCK: Sẽ gỡ tắc cho phát hành riêng lẻ (13/09/2012)

>   Nhiều công ty đại chúng đứng ngoài vòng kiểm soát của UBCK (13/09/2012)

>   CTCK 100% vốn ngoại: Chưa thể bắt đầu từ 15/9 (13/09/2012)

>   “Sẽ đổi hình thức thu thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán” (12/09/2012)

>   Tăng hậu kiểm “sức khỏe” tài chính CTCK (12/09/2012)

>   Thông tư hướng dẫn mua lại, bán cổ phiếu quỹ và phát hành thêm (11/09/2012)

>   UBCK chấn chỉnh các hoạt động về chứng khoán và TTCK (07/09/2012)

>   Từ 1/10, DN bảo hiểm phải công khai thông tin (07/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật