Thứ Hai, 03/09/2012 18:05

Nhà đầu tư khôn ngoan không bao giờ chống lại đám đông

Trong những ngày vừa qua, TTCK Việt Nam đã có những phiên giao dịch hoảng loạn. Nhiều người cho rằng nhà đầu tư không đủ “tỉnh táo” nên hành vi bầy đàn đã làm cho cổ phiếu bị bán tháo ồ ạt. Tuy nhiên, xét về mặt lý thuyết và thực tế, hành vi bầy đàn đàn có thể là một sự phòng vệ chính đáng của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư khôn ngoan không bao giờ chống lại đám đông.

fafaf
Mặc dù, trên thực tế không phải đám đông bao giờ cũng đúng (chân lý) nhưng trên thị trường chứng khoán đám đông không bao giờ sai. Một nhà đầu tư khôn ngoan không bao giờ chống lại “đám đông” mà anh ta có thể lựa chọn rời bỏ đám đông hoặc theo đám đông.

Tâm lý đám đông và thị trường chứng khoán

Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán là nhà đầu tư bỏ qua các thông tin cá nhân và bắt chước hành động của người khác. Việc bắt chước này là một đặc điểm tâm lý vốn có của con người và thường xảy ra rất mạnh khi phải ra quyết định trong điều kiện không đủ thông tin.

Thực tế tâm lý đám đông (hay tâm lý bầy đàn) diễn ra khá phổ biến trong xã hội từ hàng nghìn năm nay. Điển hình của hiện tượng này phải kể đến là cơn sốt hoa tuylip ở Hà Lan vào thế kỷ 17 cho đến các đợt bong bóng bất động sản diễn ra khắp nơi. Đặc biệt, đối với thị trường chứng khoán, hành vi đám đông diễn ra một cách thường xuyên. Vào đầu Tháng 8/2011 chúng đã chứng kiến nhiều phiên giảm điểm liên tục 3-5% của hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn cầu sau khi Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm.

Tại Việt Nam, một thị trường khá sơ khai, hành vi bầy đàn càng thể hiện một cách rõ nét. Cơn sốt thị trường năm 2006-2007 đã đẩy VN-Index tăng vọt lên mức đỉnh 1,170 điểm. P/E của toàn thị trường lúc đó lên đến khoảng 40 lần. Đây là một mức giá mà bất kỳ người phân tích cơ bản nào cũng “khiếp sợ”. Vào thời điểm đó nhiều nhà đầu tư không am hiểu về thị trường, doanh nghiệp nhưng họ vẫn đầu tư cổ phiếu mạnh mẽ. Các dòng tiền đầu cơ đã làm cho thị trường tăng mạnh nhưng sau đó đã có một đợt giảm giá mạnh từ cuối năm 2007. Đây có lẽ là giai đoạn mà hành vi đám đông thể hiện một cách rõ nét nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mới đây, thị trường đã có nhiều phiên giảm mạnh sau khi ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải bị bắt. Nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá trong sự hoảng loạn. Rất nhiều cổ phiếu cơ bản rất tốt và có rất ít liên quan đến sự kiện này nhưng vẫn bị bán tháo một cách không thương tiếc. Tính từ ngày 21-28/08/2012, VN-Index đã mất 11.68%; HNX-Index mất 14.64%; cổ phiếu ACB giảm 22.01%, còn EIB giảm 18.75%. Thị trường đã phục hồi lại một phần vào những phiên giao dịch cuối tuần trước nhưng vẫn chưa có dấu hiệu vững vàng.

Đây có thể xem là một trong những đợt giảm điểm lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều nhà đầu đã bán tháo cổ phiếu bởi vì họ tin rằng thị trường sẽ còn giảm và họ có thể mua cổ phiếu ở mức giá rẻ hơn. Hoặc cũng có nhà đầu tư bán cổ phiếu vì họ quá sợ rủi ro khi không thể dự báo được điều gì có thể xảy ra trong tương lai.

Đừng đổ lỗi cho tâm lý đám đông

Không ít người đổ lỗi cho việc sụt giảm mạnh của thị trường trong thời gian qua là do tâm lý đám đông. Thậm chí có người còn cho rằng có “thế lực” làm giá bằng cách khiến cho thị trường hoảng loạn để có thể mua cổ phiếu với giá khá thấp và họ khuyên nhà đầu tư “không nên dính bẫy”. Vậy đây có phải thực tế không?

Hiện nay, có hai trường phái đầu tư phổ biến để phân tích đầu tư là Phân tích kỹ thuật (TA) và Phân tích cơ bản (FA). Dù sử dụng bất kỳ lý thuyết của trường phái nào thì chúng ta cũng có thể lý giải cho tâm lý bán tháo của nhà đầu tư trong thời gian qua như là một sự phòng vệ chính đáng.

Đối với trường phái phân tích kỹ thuật thì giả định cơ bản của trường phái này là giá phản ánh tin tức và biến động giá sẽ hình thành xu thế trong một khoảng thời gian nhất định. Một trong các chiến lược mua bán của các nhà đầu tư theo Phân tích kỹ thuật là sử dụng các chỉ báo xu hướng (trend) và các mốc kháng cự, hỗ trợ để xác định mức giá và thời điểm để mua bán.

Với việc thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn vào phiên Thứ Ba tuần trước thì những người phân tích kỹ thuật sẽ cho rằng thị trường đã đảo chiều. Thực tế, trước biến cố lớn đó ngay lập tức nhiều chỉ báo kỹ thuật trên biểu đồ của VN-Index và hàng loạt cổ phiếu chủ chốt đều cho tín hiệu bán. Vì vậy, sẽ không quá ngạc nhiên khi thị trường đã bị bán ra một cách mạnh mẽ trong những ngày qua.

Đối với phân tích cơ bản, mọi phương pháp định giá đều chỉ cho ra giá “kỳ vọng”. Trước một biến cố nào đó như sự thay đổi của môi trường kinh tế, từ phía doanh nghiệp thì lập tức giá kỳ vọng của cổ phiếu thay đổi. Do vậy, thực tế cổ phiếu không có mức giá gọi là giá trị thực mà đó chỉ là giá trị kỳ vọng hợp lý. Như vậy, việc bán ra của những người theo phân tích cơ bản đều không hẳn là do “hành vi bầy đàn”.

Hơn nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam được xem là thị trường hiệu quả yếu, thông tin về doanh nghiệp và nền kinh tế đều khá mù mờ, phần lớn nhà đầu tư thì không đủ phương tiện và khả năng để xác định “giá trị hợp lý” của cổ phiếu. Do đó, việc bán cổ phiếu trong bối cảnh thị trường có nhiều rủi ro là hết sức cần thiết. Thực tế, những nhà đầu tư kịp “bán tháo” ngay vào phiên Thứ Ba tuần trước thì họ đã có “lời” 15-20% so với những người “ngoan cố” chờ đợi.

Tóm lại: Mặc dù, trên thực tế không phải đám đông bao giờ cũng đúng (chân lý) nhưng trên thị trường chứng khoán đám đông không bao giờ sai. Một nhà đầu tư khôn ngoan không bao giờ chống lại “đám đông” mà anh ta có thể lựa chọn rời bỏ đám đông hoặc theo đám đông. Trở lại với đợt hoảng loạn trên thị trường chứng khoán vừa qua ta thấy tâm lý đám đông đã chi phối mạnh mẽ thị trường.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư hành động theo đám đông (cắt lỗ) có thể xem là một sự phòng vệ chính đáng. Đối với những nhà quản lý để hạn chế tâm lý đám đông cần phải làm cho thị trường trở nên minh bạch bằng việc xây dựng khung pháp lý hoàn thiện và thực thi nó một cách hiệu quả.

Huỳnh Bá (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Dòng tiền thận trọng, chờ cơ hội mới (03/09/2012)

>   Tháng 8: Tự doanh tháo chạy, Khối ngoại gom hàng “khủng” (02/09/2012)

>   Chứng khoán tháng 8: Bài học từ một vụ nổ lớn (01/09/2012)

>   Nhà đầu tư CK: Nhiều rủi ro, ít bảo vệ (01/09/2012)

>   Cổ phiếu bị “đuổi” khỏi sàn (01/09/2012)

>   'Trâu chậm uống nước trong': Bản lĩnh hay may mắn? (01/09/2012)

>   XMC không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (31/08/2012)

>   PVV bị cắt margin vì lỗ ròng 33.75 tỷ đồng 6 tháng đầu năm (31/08/2012)

>   PVL không được giao dịch ký quỹ từ 31/08 (31/08/2012)

>   VTL không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ 04/09 (31/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật