Thứ Năm, 06/09/2012 11:34

Hợp nhất 3 thương hiệu: Ba “điểm cộng” của Vinacomin

Cả 3 nhà máy của Xi măng Vinacomin đều sở hữu nguồn mỏ đá dồi dào từ các mỏ than, được cung cấp than ngay tại mỏ than gần nhà máy, giảm tối đa chi phí vận chuyển và đặc biệt là không phải gồng mình gánh nợ.

Trong 8 tháng đầu năm 2012, Xi măng Vinacomin tiêu thụ trên 1,3 triệu tấn, đạt doanh thu 1.400 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2011, sau 2 năm ra đời trên cơ sở hợp nhất 3 nhà máy xi măng La Hiên, Tân Quang (Tuyên Quang) và Quán Triều (Quảng Ninh), dù sản lượng của Xi măng Quán Triều và Tân Quang còn ở mức hạn chế do mới đi vào hoạt động, nhưng Xi măng Vinacomin đã tiêu thụ được hơn 1,4 triệu tấn, đạt doanh thu 1.226 tỷ đồng.

“Trong 4 tháng còn lại của năm 2012, với khách hàng hiện có, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc (VVMI) sẽ đẩy mạnh tiêu thụ khoảng 900.000 tấn xi măng Vinacomin, để hoàn thành mục tiêu sản xuất 2,2 triệu tấn cả năm 2012”, ông Bùi Trần Đông, Tổng giám đốc VVMI cho biết.

Việc hợp nhất 3 nhà máy xi măng nêu trên đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của VVMI, chính thức đưa xi măng thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo, bên cạnh ngành nghề chính là khai thác than. Vậy yếu tố nào đã giúp VVMI thành công khi hợp nhất?

“Để đi đến quyết định xây dựng thương hiệu chung cho 3 nhà máy xi măng nêu trên, VVMI đã thuê một doanh nghiệp đến từ New Zealand tư vấn về chiến lược xây dựng thương hiệu. Sau đó, chúng tôi đã nghiên cứu chiến lược quảng cáo sản phẩm và bán hàng với trọng tâm là bám trụ thị trường phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh lân cận nhà máy”, ông Đông kể lại.

Xác định xây dựng thương hiệu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế là hết sức vất vả và mạo hiểm, nhưng VVMI vẫn tin tưởng rằng, Xi măng Vinacomin sẽ đi đúng hướng. Sự tin tưởng đó dựa trên những lợi thế sẵn có là khả năng cung cấp than, nguồn đá vôi… để xây dựng nhà máy.

Theo ông Đông, cả 3 nhà máy xi măng của VVMI đều sở hữu nguồn mỏ đá dồi dào từ các mỏ than, được cung cấp than ngay tại mỏ than gần nhà máy, giảm tối đa chi phí vận chuyển. Đây là “điểm cộng” để Xi măng Vinacomin tới tay người tiêu dùng luôn có mức giá cạnh tranh. Đơn cử, Nhà máy Xi măng Quán Triều sử dụng nguồn nguyên liệu đá vôi tận thu trong quá trình khai thác than tại vỉa 16 của Mỏ than Khánh Hòa (Thái Nguyên), nên chi phí khai thác, vận chuyển nguyên liệu giảm được tối đa.

“Giá bán trung bình của Xi măng Vinacomin trong năm 2011 thấp hơn các thương hiệu Nghi Sơn, Vicem Hoàng Thạch, Vicem Bỉm Sơn từ 150.000-200.000 đồng/tấn”, ông Đông nói và cho biết, trong khi các nhà sản xuất khác luôn thường trực nỗi lo thiếu than, than không đúng chất lượng, thì nguồn than của Xi măng Vinacomin được cung cấp gần như tại chỗ, được thanh toán chậm.

Đặc biệt, quy mô cả 3 nhà máy trên đều không quá lớn, tổng vốn đầu tư chỉ từ 1.300-1.700 tỷ đồng/nhà máy, tỷ lệ vốn vay chưa đầy 70%, chủ yếu dùng vốn tự có, khoản vay không đáng kể và chỉ vay bằng VND, nên không chịu áp lực lớn về trả nợ đầu tư cũng như trượt giá ngoại tệ. So với Xi măng Đồng Bành, Xi măng Thái Nguyên vay tới 90% vốn, thì Xi măng Vinacomin có thể tập trung dồn sức cho khâu tiêu thụ, mở kênh phân phối…

Mặc dù sở hữu những yếu tố được xem là “điểm cộng”, nhưng Xi măng Vinacomin cũng không tránh khỏi lo âu. Ông Đông cho biết, sức mua trên thị trường xi măng đã quá yếu và tình hình này sẽ còn kéo dài đến năm 2013, 2014. Để giảm áp lực hàng tồn kho và tiêu thụ, năm 2012, VVMI chỉ chạy 80% công suất. Đồng thời, Tổng công ty sẽ có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, cũng như tính toán để tung sản phẩm xi măng xây trát cao cấp ra thị trường trong năm tới.

Thế Hải

đầu tư

Các tin tức khác

>   Bên hợp nhất, bên thâu tóm (06/09/2012)

>   Vinaconex ồ ạt thoái vốn: Khi “cá mập” nguy khốn (06/09/2012)

>   NSC phát hành 125,030 cp cho cán bộ nhân viên (06/09/2012)

>   PVF - Western Bank: Được Nhà nước mua, còn gì vui hơn (05/09/2012)

>   AGD: 13/09 GDKHQ góp ý kiến phát hành thêm (05/09/2012)

>   SBS: 14/09 GDKHQ góp ý kiến phát hành tăng vốn (05/09/2012)

>   Ngân hàng: 3 nhóm sở hữu chéo tiềm ẩn nguy cơ (05/09/2012)

>   Thủy điện Bình Định phát hành 1 triệu cp trả cổ tức và chào bán (04/09/2012)

>   Giá trị của M&A trong thu hút vốn FDI (04/09/2012)

>   Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: 'Khó định giá ngân hàng chưa niêm yết' (02/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật