Thứ Tư, 12/09/2012 08:38

Hiểu đúng về bán khống

Trên thực tế, bán khống ở Việt Nam khác với bán khống ở nước ngoài.

* Cho vay bán khống, CK Đại Nam bị phạt 250 triệu đồng

Ngày 11/9, UBCK đã ký quyết định xử phạt CTCK Đại Nam với mức phạt 250 triệu đồng cho hai lỗi vi phạm: hoạt động tự doanh trái phép thông qua tài khoản nhân viên và cho khách hàng vay chứng khoán để bán.

Chánh thanh tra UBCK - bà Vũ Thị Chân Phương cho biết, Đại Nam là trường hợp CTCK vi phạm đầu tiên bị xử phạt, hiện Công ty này đã khắc phục được các sai phạm. Trong thời gian tới, theo bà Phương, UBCK sẽ quyết liệt xử lý tình trạng môi giới cho vay chứng khoán tại các CTCK khác.

Trên thực tế, bán khống ở Việt Nam khác với bán khống ở nước ngoài. Nếu hiểu khái niệm bán khống là bán chứng khoán trong tình trạng không có sở hữu, thì cơ quan quản lý gần như không thể tìm ra bằng chứng cho hoạt động bán khống, bởi lệnh bán chứng khoán bao giờ cũng xuất phát từ tài khoản thực sở hữu, vì có như vậy thì lệnh mới được khớp trên hệ thống của Sở.

Tình trạng phổ biến tại TTCK Việt Nam là cá nhân có hợp đồng/thỏa thuận với tổ chức/cá nhân về việc vay mượn chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định để bán một/một số loại chứng khoán. Đến thời hạn chốt, người đi vay chứng khoán sẽ phải mua chứng khoán (trên tài khoản của người cho mượn) để trả về nguyên trạng ban đầu. Như vậy, hình thái bán khống về hình thức vẫn là giao dịch thực, nhưng bản chất lỗ lãi của thương vụ giao dịch loại này lại thuộc về những đối tượng không phải chủ sở hữu gốc.

Từ năm 2009, dư luận đã râm ran về việc các nhóm môi giới, thậm chí một số CTCK âm thầm tạo kho hàng bằng cách kêu gọi nhà đầu tư lớn ủy thác quản lý tài khoản, hoặc bán repo (bán có kỳ hạn) số chứng khoán trong tài khoản đầu tư dài hạn cho họ, để họ tạo kho hàng cung ứng cho các khách hàng có nhu cầu. Tình trạng này diễn ra khá công khai, là một thực trạng nhức nhối với cơ quan quản lý, nhưng lại rất khó để có đủ chứng cứ pháp lý ra quyết định xử phạt.

Cách đây hơn 2 năm, môi giới một CTCK đã gửi thư, gọi điện cho nhiều khách hàng để mời chào các sản phẩm: quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai… Sự vụ này sau đó đã dẫn đến những khiếu kiện ra tòa án, nhưng cuối cùng, CTCK vẫn bình yên vô sự, bởi mọi hợp đồng, giao dịch… đều thể hiện là thỏa thuận dân sự giữa cá nhân với nhau, còn chủ thể CTCK… không có liên quan gì.

Ở trường hợp CTCK Đại Nam, do UBCK phát hiện được mối liên hệ giữa tài khoản cá nhân đứng ra cho vay chứng khoán với hoạt động tự doanh của Công ty, nên đã xử phạt hành chính với công ty này ở mức cao nhất, nhằm răn đe chung khối CTCK. Ngoài biện pháp xử phạt hành chính, lãnh đạo UBCK cho biết, nếu phát hiện những giao dịch quá bất thường, có dấu hiệu vi phạm hình sự thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ.

Cổ phiếu, nếu coi là một tài sản thì quan hệ vay mượn phát sinh là nhu cầu hoàn toàn có thể xảy ra. Giống như đòn bẩy chứng khoán, giai đoạn trước năm 2009, đòn bẩy (cho nhà đầu tư vay thêm tiền mua chứng khoán) là hoạt động “bí mật”, hoạt động bị cấm, nhưng từ ngày 1/6/2011, Bộ Tài chính đã chấp nhận nghiệp vụ này như một hoạt động bình thường trên thị trường (quy định tại Thông tư 74/2011/TT-BTC).

Như vậy, cùng với những nỗ lực làm trong sạch thị trường, buộc các CTCK tuân thủ quy định pháp luật hiện hành thì ở chiều ngược lại, pháp luật cũng cần được hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tế nhu cầu của nhà đầu tư và phát triển chung của thị trường. Theo UBCK, khả năng hợp thức hóa quan hệ vay, mượn chứng khoán sẽ được tính đến khi thị trường phát triển ổn định hơn.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   DN 'sân sau': Khối rủi ro đe dọa các ngân hàng (12/09/2012)

>   12/09: Bản tin 20 giờ qua (12/09/2012)

>   TAS bị đình chỉ giao dịch trên HOSE và HNX (11/09/2012)

>   BKC không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (11/09/2012)

>   TAS rơi vào diện bị kiểm soát và chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần (11/09/2012)

>   Nhà đầu tư chê cổ phiếu thuộc danh sách 'đen' (11/09/2012)

>   DLR: Chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (11/09/2012)

>   HLY: Chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (11/09/2012)

>   PTS: Bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (11/09/2012)

>   Cho vay bán khống, CK Đại Nam bị phạt 250 triệu đồng (11/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật