Thứ Ba, 25/09/2012 15:07

EIB và ACB: “Đỡ” giá cổ phiếu để tránh bị thâu tóm?

Sau khi bị bán tháo trước thông tin từ nhiệm của hàng loạt thành viên chủ chốt trong HĐQT, cổ phiếu EIBACB đã liên tục tăng mạnh bất chấp thị trường ảm đạm. Khối lượng giao dịch tăng vọt và người mua là nhà đầu tư trong nước.

Giao dịch đột biến trong tuần qua

Thông tin từ nhiệm của hàng loạt thành viên chủ chốt trong HĐQT của ACB và EIB đã nhanh chóng thúc đẩy hoạt động bán tháo ở các cổ phiếu này. Giá của EIB và ACB liên tục sụt giảm mạnh trong các phiên giao dịch từ 18 đến 20/9.

Tuy nhiên, giao dịch sau đó tại EIB và ACB đã khiến thị trường ngạc nhiên khi nhanh chóng tích cực trở lại. Giá cổ phiếu đảo chiều tăng mạnh, thậm chí nhiều phiên tăng trần, bất chấp xu hướng chung của thị trường khá bi quan.

Thống kê những phiên giao dịch sau khi thông tin từ nhiệm trên được công bố cho thấy:

• Khối lượng giao dịch khớp lệnh ở hai mã cổ phiếu này đều tăng mạnh, cao hơn rất nhiều so với khối lượng bình quân 52 tuần (xem bảng bên dưới).

• Giao dịch thoả thuận cũng đột biến với hàng chục triệu cổ phiếu được sang tay.

• Hoạt động mua vào hoàn toàn đến từ nhà đầu tư trong nước, trong khi nhà đầu tư nước ngoài lại bán ra.

Điều này hoàn toàn trái ngược với giao dịch ở cổ phiếu ACB và EIB khi thông tin Bầu Kiên bị bắt được công bố. Mặc dù bản chất của hai thông tin có khác nhau, nhưng việc hoàn toàn lệch pha với thị trường đang làm dấy lên câu hỏi liệu có hoạt động “đỡ” giá ở các cổ phiếu này hay không?

Lý do nào để “đỡ” giá nhóm cổ phiếu này?

Đẩy giá để tránh bị thâu tóm? Cả EIB và ACB đều là những ngân hàng thương mại lớn, tiềm năng, có thương hiệu. Do đó, việc giá cổ phiếu sụt giảm mạnh về mức hấp dẫn có thể sẽ kích thích hoạt động thâu tóm từ đối thủ hoặc các nhóm cổ đông muốn chi phối. Có lẽ hơn ai hết, các ngân hàng này hiểu rõ câu chuyện diễn ra tại STB trong thời gian qua.

Đẩy giá để tạo niềm tin cho thương hiệu. Việc thị giá cổ phiếu giảm mạnh có thể sẽ khiến thị trường đặt câu hỏi về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm giảm niềm tin vào thương hiệu. Vì vậy, không loại trừ khả năng giá các cổ phiếu này được nâng đỡ để bình ổn hoạt động ngân hàng, vốn vừa trải qua quá nhiều xáo trộn trong thời gian qua.

Bắt đáy do thông tin xấu có chiều hướng nhẹ hơn. Việc từ nhiệm của các thành viên quan trọng trong HĐQT giúp tách biệt trách nhiệm (nếu có) của các cá nhân này đến hoạt động của ngân hàng. Do tác động không còn trực tiếp nên hoạt động bắt đáy từ dòng tiền tham lam, khẩu vị rủi ro cao có thể đã xuất hiện.

Duy Nam (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   SCIC đang quản lý vốn tại 416 doanh nghiệp (25/09/2012)

>   SD8: HNX yêu cầu giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 10 phiên liên tiếp (25/09/2012)

>   Cổ phiếu sông Đà: Nhìn thôi cũng thấy sợ (25/09/2012)

>   25/09: Bản tin 20 giờ qua (25/09/2012)

>   VFC: Thành lập Vinafco Thanh Trì với vốn điều lệ 41 tỷ đồng (24/09/2012)

>   "Coi nhẹ" công bố thông tin, Mediplast bị phạt 50 triệu đồng (24/09/2012)

>   Không lưu giữ đặt lệnh, CK An Thành bị phạt (24/09/2012)

>   HNX lèo tèo như… UPCoM (24/09/2012)

>   Tiêu dùng, nông nghiệp, phân phối, bán lẻ hút vốn ngoại (24/09/2012)

>   SPI không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ 26/09 (24/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật