Thứ Hai, 03/09/2012 21:47

Doanh nghiệp nỗ lực kìm giữ giá

Nhiều nhà bán lẻ cam kết giữ ổn định giá những mặt hàng thiết yếu và tăng các chương trình khuyến mãi trong tháng 9

Kết thúc 3 ngày nghỉ lễ 2-9, ngoại trừ 2 hệ thống siêu thị Co.opmart và BigC có doanh thu tăng mạnh nhờ những chương trình khuyến mãi lớn, các nhà bán lẻ tại TPHCM cho biết sức mua không tăng như kỳ vọng.

Theo ông Huỳnh Hữu Tuấn, quản lý siêu thị Citimart Bình Thạnh, trong tháng 8, có khoảng 20% - 30% nhà cung cấp thuộc tất cả các ngành hàng đã chính thức tăng giá. Đặc biệt, các doanh nghiệp (DN) lớn, một số DN thuộc tốp đầu đã tăng giá ít nhất 5%. Động thái này cộng với giá xăng vừa tăng thêm 650 đồng/lít, nhiều khả năng các DN sẽ tính toán lại chi phí, đề nghị điều chỉnh giá trong nay mai.

Đa số nhà bán lẻ cho biết rất khó đoán được diễn biến giá trong thời gian tới. Giá xăng tăng, chi phí đầu vào tăng theo, DN rất khó giữ giá nhưng tăng giá trong giai đoạn sức mua không khả quan như hiện nay không phải là giải pháp tốt.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc Maximark Cộng Hòa, cho biết: Trước lễ, cả nhà bán lẻ lẫn nhà sản xuất đều tập trung “chạy” chương trình khuyến mãi nên chưa tính đến việc điều chỉnh giá. Sau lễ, các DN bắt tay vào sản xuất hàng mới, sẽ tính toán lại chi phí và có quyết định tăng giá hay không.

Xác định giữ ổn định giá, tăng khuyến mãi để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, hầu hết các siêu thị trên địa bàn TPHCM đều cho biết sẽ nỗ lực giảm giá hàng hóa bán tại siêu thị, các chương trình giảm giá khuyến mãi trong tháng 9; diễn biến tăng giá có thể sẽ diễn ra từ tháng 10.

Theo đó, hệ thống Co.opmart cam kết giữ ổn định giá trong suốt tháng 9, song song đó sẽ tổ chức nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn theo chủ đề hằng tuần. Hệ thống BigC cũng vừa quyết định duy trì mức giá bán hiện tại đối với 300 mặt hàng thiết yếu đến hết ngày 1-11-2012.

“Nếu có nhà cung cấp nào đề xuất tăng giá, tùy tình hình, siêu thị sẽ đàm phán để có mức giá hợp lý nhất cho người tiêu dùng. Riêng đối với 300 mặt hàng thiết yếu, nếu đề xuất tăng giá của DN là hợp lý, BigC sẽ gánh phần chi phí tăng lên để bảo đảm không tăng giá bán” - bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại BigC, cho biết.

Khách hàng mua sắm tại BigC (TPHCM).
Khách hàng mua sắm tại BigC (TPHCM).

Trong khi các siêu thị có điều kiện kìm giữ giá để thu hút khách thì tại kênh phân phối chợ, giá một số mặt hàng đã bắt đầu nhích lên. Trong đó, giá rau, củ, quả, trái cây chịu tác động nhanh và trực tiếp nhất của giá xăng tăng cộng thêm tâm lý “ngày lễ” nên đã tăng khoảng 5% - 15%, tùy loại.

Ngay thời điểm này, giá nhiều mặt hàng bán tại chợ không cạnh tranh lại về giá siêu thị. Người tiêu dùng thích đến siêu thị để mua hàng giảm giá, khuyến mãi và hưởng một số tiện ích khác nên chợ đã vắng nay càng vắng hơn.

THANH NHÂN

Người lao động

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp con Vinashin nợ đọng thuế gần 285 tỷ đồng (03/09/2012)

>   Bộ Tài chính bác đơn xin miễn phạt của Vinashin (03/09/2012)

>   TKV khó thoái vốn khỏi lĩnh vực bảo hiểm (03/09/2012)

>   Thị trường bánh Trung thu 2012 khởi động sớm (03/09/2012)

>   Ngân hàng bán tàu giùm DN (03/09/2012)

>   Sức hút Việt Nam trong mắt giới đầu tư Mỹ (03/09/2012)

>   Hàng tồn kho tiếp tục tăng (03/09/2012)

>   Gian nan con đường chúng tôi đi (02/09/2012)

>   Hải Phòng đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn FDI (02/09/2012)

>   Lo ngại chuyện hàng tạm nhập tái xuất… lang thang (01/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật