Thứ Ba, 18/09/2012 08:18

Điểm mặt các dự án xi măng nợ khủng

5 dự án xi măng thuộc nhóm đặc biệt khó khăn, không có nguồn trả nợ đều thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, gồm: Xi măng Đồng Bành, Cẩm Phả, Thái Nguyên, Tam Điệp và Hạ Long.

Dự án Xi măng Hạ Long do Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long (Tập đoàn Sông Đà) làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng do thời gian thi công chậm 45 tháng, tổng mức đầu tư của Dự án đã được điều chỉnh tăng thêm 2.776 tỷ đồng. Đi vào sản xuất từ đầu năm 2010, nhưng do số vốn đi vay quá lớn (5.196 tỷ đồng), kết quả kinh doanh tính đến hết tháng 3/2012 của Dự án lỗ 1.215 tỷ đồng.

Do làm ăn thua lỗ, nên Công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng các nguồn vốn khác để trả nợ các khoản vay trong và ngoài nước đến hạn trả nợ của Xi măng Hạ Long. Hết quý I/2012, Công ty đã vay vốn để trả hơn 2.000 tỷ đồng. Hiện tại, Công ty lại tiếp tục đối mặt với số nợ phải trả trong giai đoạn 2012-2015 là 1.200 tỷ đồng. Theo báo cáo của Công ty, thì với tình hình tài chính hết sức khó khăn trong thời điểm hiện tại, Công ty sẽ tiếp tục đi vay, chiếm dụng từ nguồn khác để thanh toán số nợ này.

Để có cơ sự hôm nay, theo kết luận của Bộ Tài chính sau quá trình kiểm tra các dự án xi măng sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, trong quá trình thực hiện đầu tư, HĐQT Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long đã phê duyệt chi phí đầu tư cho việc trang bị băng tải, cơ sở hạ tầng, cảng, với công suất phục vụ hai dây chuyền trị giá 1.822 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ đầu tư một dây chuyền. Đồng thời, chi phí đầu tư tại Dự án là 3,296 triệu đồng/tấn xi măng, cao hơn các dự án xi măng trong vùng như Xi măng Cẩm Phả (2,480 triệu đồng/tấn), Xi măng Thăng Long (2,561 triệu đồng/tấn).

Xi măng Hạ Long chỉ là một trong 10 dự án xi măng được Bộ Tài chính đưa vào danh sách các dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh vay vốn làm ăn thua lỗ. Theo báo cáo ngày 29/6/2012 của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra các dự án xi măng sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, tính đến 31/3/2012, số lỗ lũy kế của 10 dự án này là gần 4.400 tỷ đồng, dư nợ vay phải trả là 22.495 tỷ đồng, trong đó, vốn bảo lãnh Chính phủ là 12.180 tỷ đồng, vay khác trên 10.315 tỷ đồng.

Đứng đầu top 10 dự án thua lỗ là Xi măng Cẩm Phả lỗ 1.259 tỷ đồng, tiếp đến là Xi măng Hạ Long 1.215 tỷ đồng, Xi măng Yên Bình 932 tỷ đồng, Xi măng Hải Phòng (mới) 361 tỷ đồng, Xi măng Đồng Bành gần 197 tỷ đồng (đã phải dừng hoạt động từ quý I/2012), Xi măng Sông Thao 173 tỷ đồng, Xi măng Thăng Long 127 tỷ đồng,…

Việc huy động vốn vay quá lớn, trong khi vốn chủ sở hữu huy động lại thiếu, được phê duyệt không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, thời gian thực hiện kéo dài… là những nguyên nhân đẩy nợ của các dự án xi măng nêu trên lên cao và khó trả nợ sau khi dự án đi vào hoạt động.

Đặc biệt, việc nhiều dự án không đảm bảo được tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu như quy định là nguyên nhân lớn khiến doanh nghiệp xi măng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Có tới 11/17 dự án có tỷ lệ vốn vay vượt 80% vốn đầu tư, với tổng giá trị vốn vay vượt lên tới 2.470 tỷ đồng. Điển hình là Dự án Xi măng Hoàng Mai có tỷ lệ vốn vay 100%, vượt 659.155 tỷ đồng; Dự án Xi măng Thái Nguyên đi vay 93% vốn, vượt 400.630 tỷ đồng; Dự án Xi măng Tam Điệp vay 98% vốn, vượt 507.478 tỷ đồng.

Những dự án làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ đã đành, nhưng các dự án hoạt động có lãi cũng phải vay hoặc chiếm dụng các nguồn vốn khác để trả nợ, do số vốn vay đầu tư/vốn chủ sở hữu quá lớn. Điển hình là Xi măng Tây Ninh, với dư nợ 2.099 tỷ đồng, dẫu tiêu thụ tốt, nhưng Nhà máy vẫn phải sử dụng các nguồn vốn chiếm dụng khác để trả nợ gốc và lãi từ 300 đến 370 tỷ đồng/năm trong thời gian từ nay đến năm 2015.

Thế Hải

đầu tư

Các tin tức khác

>   Báo cáo tài chính nên hướng tới nhà đầu tư (17/09/2012)

>   Lệch pha lợi nhuận doanh nghiệp dược (17/09/2012)

>   VTT: Lãi ròng 6 tháng 1.5 tỷ đồng, giảm 85% so cùng kỳ (20/09/2012)

>   PTC có nguy cơ vào diện bị kiểm soát (17/09/2012)

>   SHN: Báo cáo tài chính Quý II/2012 - hợp nhất (17/09/2012)

>   TIG: Giảm lỗ gần 2 tỷ đồng sau soát xét (17/09/2012)

>   LAS: Sáu tháng, gần hoàn thành kế hoạch lãi sau thuế (17/09/2012)

>   AGR: Lợi nhuận tăng thêm gần 6 tỷ đồng sau soát xét (17/09/2012)

>   VFMVFA: Thay đổi giá trị tài sản ròng từ 06/09 đến 13/09 (17/09/2012)

>   VFMVF4: Thay đổi giá trị tài sản ròng từ 06/09 đến 13/09 (17/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật