Thứ Bảy, 15/09/2012 10:10

CTCK nỗ lực duy trì sự sống

Môi giới phập phù, tự doanh khó khăn, tư vấn doanh nghiệp thì rất thưa thớt… Các doanh nghiệp này đang làm gì để chống chọi với giai đoạn khó khăn hiện nay?

Trao đổi với ĐTCK, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCK MB (MBS) cho biết, hoạt động của khối CTCK thường vẫn phải theo diễn biến của thị trường, nên trong điều kiện thị trường bất lợi, CTCK nào cũng bị ảnh hưởng. Trong năm 2012, MBS đặt mục tiêu sẽ bù khoản lỗ lũy kế trong năm 2011 và đạt lợi nhuận khoảng trên 10 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Theo ông Thái, hiện nay, nguồn thu chủ yếu của MBS đến từ dịch vụ tài chính, trong đó chủ yếu từ hoạt động kinh doanh vốn, chiếm hơn 50% tổng doanh thu.

“Ngoài dịch vụ tài chính, vừa rồi, Công ty cũng ký được một số hợp động tư vấn M&A, nên cũng có một số khoản thu nhất định. Ngoài ra, việc thu hồi các khoản nợ từ năm 2011 cũng đang tiến triển khá tốt”, ông Thái nói và cho biết, tính đến tháng 9/2012, dịch vụ M&A đang chiếm từ 17% đến 20% tổng doanh thu của MBS. Tuy nhiên, cũng theo ông Thái thì năm 2012, MBS đang sát sao tập trung tái cấu trúc Công ty theo hướng cắt giảm tự doanh, tăng cường hỗ trợ dịch vụ tài chính cho nhà đầu tư.

Tại CTCK VNDirect (VND), hiện nguồn thu của Công ty chủ yếu từ các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, mảng hoạt động này cũng đang trở nên khó khăn hơn, khi mà mặt bằng lãi suất đang theo xu hướng giảm.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng giám đốc VND cho biết, VND từ lâu đã cắt dần hoạt động tự doanh, nghiệp vụ môi giới thì vẫn duy trì tương đối, nhưng mảng này đóng góp rất nhỏ vào lợi nhuận của Công ty. Chính vì vậy, VND đang tập trung chính vào dịch vụ tài chính. Hiện Công ty đang cân nhắc để hạ lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ (margin) xuống mức phù hợp, một phần để cạnh tranh với các CTCK khác, một phần để hỗ trợ nhà đầu tư trong thời điểm khó khăn.

Mức lãi suất cho vay margin mà VND đang áp dụng là 19%/năm, trong khi nhiều CTCK khác đang áp dụng lãi suất cho vay từ 17 - 18%/năm. Chẳng hạn, CTCK Tân Việt (TVSI) đang giảm lãi suất đối với các dịch vụ hỗ trợ tài chính từ mức 19,8%/năm xuống 18%/năm. CTCK Bảo Việt (BVSC) giảm từ 18,5%/năm về 17,5%/năm. Lãi suất cho vay hỗ trợ tài chính đã được giảm xuống các mức khá hợp lý, song các CTCK cho biết, nhà đầu tư cũng không còn hồ hởi như thời gian trước.

Dù nỗ lực thế nào thì hoạt động của khối CTCK hiện nay vẫn rất khó khăn. Một số CTCK nhỏ như CTCK An Phát (APG), CTCK APEC… cho biết, hiện tại, để duy trì hoạt động của mình, công ty phải dàn đều các hoạt động.

Lãnh đạo một CTCK có quy mô vốn 200 tỷ đồng cho hay, hiện tại, mảng môi giới chủ yếu chỉ lấy thu bù chi, thậm chí lỗ, tự doanh cũng trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi. Vậy nên, để “cầm cự qua ngày”, công ty phải xoay xở từ nhiều nguồn, từ thu lãi cho vay margin đến lãi tiền gửi ngân hàng… và quan trọng là vẫn phải có tổ chức đứng sau để “chống lưng”. Cũng theo vị này, trong trường hợp không thể duy trì, công ty buộc phải sáp nhập hoặc bán lại cho một đối tác khác. Tuy nhiên, việc sáp nhập nói vậy chứ làm không dễ, còn bán lại một CTCK đang bị thua lỗ cùng với lượng khách hàng thưa thớt như hiện tại cũng là việc rất khó khăn.

Nói như ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB), thì nhiều CTCK đang trong tình trạng “chết lâm sàng”. Sau những biến động trong năm 2011, nhiều CTCK đã phải cắt giảm các nghiệp vụ, trong đó không ít CTCK phải bỏ nghiệp vụ môi giới, vốn là phần “hồn” của CTCK. Một số CTCK tính chuyện giải thể, nhưng cũng không xong, vì vẫn liên quan đến nghĩa vụ trả nợ đối với các đối tác, nhà đầu tư.

Lãnh đạo một CTCK chia sẻ, hoạt động của khối CTCK đang khó khăn hơn bao giờ hết và có khả năng còn kéo dài đến hết năm 2013.

“Không còn cách nào khác là chúng tôi phải tự gồng mình để vượt qua giai đoạn này, hy vọng nhà đầu tư sẽ không quay lưng lại với thị trường”, vị lãnh đạo này nói.

Hoàng Anh

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Nguyên Tổng giám đốc Habubank làm Phó tổng SHB (15/09/2012)

>   Khởi tố, tạm giam 4 đối tượng thuộc công ty con của PVX (15/09/2012)

>   TMS nhận được giấy chứng nhận đầu tư (14/09/2012)

>   Lưu ý những “nút cổ chai” trong quá trình kiểm toán (14/09/2012)

>   D2D: 26/09 GDKHQ nhận 10% cổ tức 6 tháng đầu năm 2012 bằng tiền (14/09/2012)

>   OGC: Lợi nhuận soát xét tăng 42% chủ yếu nhờ OCH (16/09/2012)

>   SZL phát sinh thêm chi phí thuê lại đất tại KCN Châu Đức (14/09/2012)

>   HBBS đổi tên thành Chứng khoán SHB (14/09/2012)

>   DTL không ngần ngại cắt giảm 93% chỉ tiêu lợi nhuận (14/09/2012)

>   DNSC công bố Báo cáo quản trị Công ty 6 tháng đầu năm 2012 (14/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật