Thứ Hai, 10/09/2012 13:20

Cả trăm doanh nghiệp trên sàn đang thua lỗ

Theo thống kê của Vietstock, tính đến hết ngày 08/09 vẫn còn 73 doanh nghiệp niêm yết chưa công bố BCTC bán niên 2012 soát xét. Trong 629 doanh nghiệp đã công bố, có 2 doanh nghiệp hòa vốn, 516 doanh nghiệp có lãi, còn lại là 111 doanh nghiệp công bố lỗ với tổng lỗ lên đến 2,004 tỷ đồng.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 có 111 công ty trên sàn ghi nhận lỗ, chiếm 18% toàn thị trường, gấp đôi con số 9% của cùng kỳ, tổng lỗ lên tới hơn 2,004 tỷ đồng. Các doanh nghiệp lỗ nhiều nhất bao gồm THV, LAF, VOS, KBC, SJS…Đáng chú ý là phần lớn các công ty này hoạt động có lãi trong cùng kỳ 2011.

Top doanh nghiệp lỗ nặng trong 6T/2012 (Đvt: Triệu đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Thay vì lãi 21.76 tỷ đồng, THV bất ngờ “đội sổ” với mức lỗ 198 tỷ đồng, dẫn đến mức lỗ lũy kế tính đến 30/06 là hơn 431.54 tỷ đồng, chiếm gần 75% vốn điều lệ. Nợ ngắn hạn của THV hiện đã vượt cả tài sản ngắn hạn tới hơn 500 tỷ đồng, tài sản thiếu chờ xử lý cũng hơn 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm khá lạc quan đối với THV là các cổ đông chính đã cam kết mua hơn 42.24 triệu cổ phần với giá 10,000 đồng/cp để bổ sung vốn cho công ty. Nếu việc phát hành thành công, THV có thể huy động được hơn 422 tỷ đồng.

Đứng thứ hai trong danh sách lỗ là LAF với gần 125 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 45.45 tỷ đồng. Công ty này gây thất vọng cho nhà đầu tư khi báo lỗ 3 quý liên tiếp, đồng thời kéo mức lãi ròng chưa phân phối xuống mức âm gần 122 tỷ đồng. Đây là điều hiếm thấy đối với LAF trong nhiều năm gần đây.

Bất động sản, xây dựng vẫn là những doanh nghiệp có kết quả làm ăn bê bết nhất khi có sự góp của 3 doanh nghiệp trong top 10 gồm KBC, SJS, PSG. Đáng chú ý là 2 đứa “con cưng” của ông Đặng Thành Tâm là KBC và SGT đều năm trong danh sách 10 doanh nghiệp lỗ nhiều nhất trong nửa đầu năm, con số lỗ lần lượt là 101 tỷ đồng và 51.55 tỷ đồng.

Mặc dù lỗ ròng giảm 16 tỷ đồng sau soát xét nhưng lãi sau thuế chưa phân phối tính đến 30/06 của SGT vẫn âm gần 132 tỷ đồng. Vì vậy, vốn chủ sở hữu tiếp tục bị kéo xuống còn 608 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ (740 tỷ đồng). SGT hiện đã có 6 quý kinh doanh lỗ liên tiếp, đây là “điều kiện” khiến cổ phiếu này lọt vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ.

KBC lỗ tới 101 tỷ đồng, xếp thứ 4 trong top 10. Tuy nhiên, với nguồn tài sản lớn, KBC vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu tài chính với vốn chủ sở hữu trên 4,312 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ 2,957 tỷ đồng, thặng dư vốn 611.6 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối gần 1,106 tỷ đồng tính đến 30/06.

0 đồng lợi nhuận

HT1SSG là hai doanh nghiệp ghi nhận hoà vốn. Hai doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần lần lượt là 2,849.50 tỷ đồng và 52.83 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 song chỉ vừa đủ để bù đắp mọi chi phí phát sinh nên đã không có lợi nhuận.

Đây là quý thứ 4 liên tiếp HT1 không có đồng lợi nhuận nào.

Kết quả kinh doanh của HT1 trong 4 quý gần nhất (Đvt: Triệu đồng)

Với SSG, phải trả ngắn hạn của công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn hơn 28 tỷ đồng. Kiểm toán viên đã phải đưa ra lưu ý về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này. Ngoài ra, nợ phải trả của SSG chiếm 176 tỷ đồng, cao gấp 4 lần vốn chủ sở hữu, tương đương 81% tổng nguồn vốn của công ty. Vốn điều lệ của SSG đạt 50 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ còn 40.2 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của SSG trong 4 quý gần nhất (Đvt: Triệu đồng)

9 anh tài lãi trên ngàn tỷ

Dẫn đầu về lợi nhuận ròng toàn thị trường vẫn là những gương mặt quen thuộc như VNM, VCB, CTG, DPM…Đáng chú ý, GAS vừa mới chào sàn 21/05 đã vươn lên dẫn đầu cả về doanh thu thuần 36,672 tỷ đồng lẫn lợi nhuận sau thuế 4,669 tỷ đồng. Ngày 28/09 tới đây, GAS sẽ chi 1,895 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông (tỷ lệ 10%).

Và ngày 31/08 vừa qua, GAS là cổ phiếu duy nhất của Việt Nam chính thức được đưa vào rổ tính MSCI Frontier Markets Index.

Top doanh nghiệp lãi lớn trong 6T/2012 (Đvt: Triệu đồng)

Kế đến là VNM, phong độ ổn định nhờ tăng trưởng liên tục, VNM luôn dành thứ hạng cao trong nhiều kỳ. Doanh thu thuần tăng 29% so với cùng kỳ đã đẩy lợi nhuận ròng lên tới 2,776 tỷ đồng tăng 31%, đạt 59% kế hoạch cả năm. Nhờ vậy, VNM được dự đoán sẽ sớm lọt vào danh sách 50 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương do tạp chí Forbes thực hiện.

Nhờ những khoản lãi ròng lên tới ngàn tỷ, ngành ngân hàng đã có sự góp mặt của 5 tên tuổi lớn là VCB, CTG, EIB, MBBSTB. VCB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2,039.74 tỷ đồng, khoản này tăng hơn gấp đôi cùng kỳ.

Và xếp trong top về lợi nhuận sau thuế còn có các Large cap khác như DPM, VIC, MSN.

Lan Phương (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Khuyến khích đại diện vốn nhà nước từ chức khi DN lỗ 2 năm liên tiếp (10/09/2012)

>   DPR: Kết quả 8 tháng nhiều chỉ tiêu vượt 50% kế hoạch (10/09/2012)

>   MB tài trợ 20 tỷ xây nhà đa năng ở Trường Sa (07/09/2012)

>   TRC: Lợi nhuận 8 tháng ước đạt 187 tỷ đồng (10/09/2012)

>   Petrolimex được đầu tư gần 5.000 tỉ đồng xây tổ hợp lọc hóa dầu (10/09/2012)

>   Doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh: Cân nhắc lợi hại (09/09/2012)

>   Bán tài sản trả nợ: Cắn răng giảm giá tới 50% (09/09/2012)

>   Địa ốc Dầu khí trần tình việc đại hạ giá dự án (08/09/2012)

>   Tập đoàn Mai Linh lãi ròng 6 tháng hơn 2 tỷ đồng (10/09/2012)

>   HBS thay đổi địa điểm chi nhánh Hồ Chí Minh (07/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật