Thứ Bảy, 01/09/2012 00:09

9 sự kiện quyết định số phận Eurozone trong tháng 9

Alastair Newton, chuyên gia phân tích của Nomura cho rằng các nhà làm chính sách Eurozone sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức lớn trong tháng 9.

Trong tháng này, bộ ba ECB-EC-IMF sẽ công bố báo cáo đánh giá về Hy Lạp, tòa án hiến pháp Đức công bố quyết định về việc phê chuẩn Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) và hiệp ước tài khóa,…

1. Ngày 12/09: Tòa án Hiến pháp Đức ra quyết định về ESM và hiệp ước tài khóa

Kế hoạch dài hạn của Thủ tướng Angela Merkel không thay đổi và bà vẫn đang cố gắng chuyển giao quyền hạn sang Bỉ với mục tiêu thành lập một liên minh tài khóa. Tuy nhiên, tòa án Hiến pháp của Đức có thể trở thành mối đe dọa lớn nhất đến một liên minh như vậy.

Quyết định của tòa án về hiệp ước tài khóa và việc thông qua Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) có thể được công bố vào ngày 12/09. Dù dự báo tòa án có thể phê chuẩn ESM nhưng nhà phân tích Newton cho rằng hiệp ước tài khóa có thể vấp phải nhiều trở ngại. Ông còn dự báo Đức có thể ủng hộ việc cấp giấy phép ngân hàng cho ESM nhưng điều này sẽ không xảy ra trước ngày 12/09.

2. Bộ ba ECB-EC-IMF công bố báo cáo về Hy Lạp vào đầu tháng 9

Dù trước kia khả năng Đức chấp nhận Hy Lạp rút khỏi Eurozone là rất cao nhưng hôm 24/08 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định bà muốn Hy Lạp tiếp tục là thành viên Eurozone. Đồng thời, bà tỏ ý tin tưởng Athens sẽ làm tất cả những gì có thể để giải quyết những khó khăn mà nước này đang phải đối mặt.

Theo nhà phân tích Newton, trên thực tế mối quan tâm của Bộ Tài chính Đức không phải là làm cách nào để ngăn chặn sự rút lui của Hy Lạp khỏi Eurozone mà là cách thức để tranh thủ sự ủng hộ đối với kế hoạch của bà Merkel từ cả trong và ngoài Eurozone.

Để phù hợp với kế hoạch dài hạn của bà Merkel, Đức có thể gia hạn thêm thời gian để Hy Lạp hoàn thành các kế hoạch của mình nhưng khó có thể cung cấp thêm tiền cứu trợ cho nước này.

3. Bất ổn chính trị tại Ý leo thang, đe dọa đến Chính quyền của Thủ tướng Mario Monti

Tại Ý, sự bất đồng giữa cánh tả và cánh hữu trong liên minh cầm quyền đã gia tăng do các cuộc cải cách luật bầu cử 2005.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi có thể trở thành nhà lãnh đạo Đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu vào tháng 9.

Vấn đề ngân sách của Ý có thể trở nên nan giải hơn và dẫn đến cuộc bầu cử sớm. Điểm sáng suy nhất là điều này có thể khiến Đức kéo dài thời hạn cho Ý và giúp Thủ tướng Monti nắm quyền Thủ tướng đến tháng 4/2013.

4. Ngày 12/09: Bầu cử tại Hà Lan có thể khiến Chính phủ rơi vào bất ổn và gây khó khăn cho kế hoạch của Thủ tướng Đức Angela Merkel

Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (VVD) trung hữu của Thủ tướng Mark Rutte có thể giành được khoảng 35/150 ghế tại cuộc bầu cử diễn ra ngày 12/09. Tuy nhiên, Chính phủ thiểu số trung tả dẫn đầu bởi Đảng Lao động (PvdA) vẫn có thể xuất hiện tại các cuộc đàm phán liên minh.

Về cơ bản, điều này có nghĩa là các đảng khác nhau ủng hộ các vấn đề khác nhau, do đó bất ổn chính trị tại quốc gia này có thể leo thang. Đảng Xã hội đang giành ưu thế và có thể tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ Eurozone, đặc biệt là liên quan đến sự hỗ trợ giành cho các quốc gia ngoại vi.

Hơn nữa, điều này còn có thể gây ra hiệu ứng đôminô và khiến Phần Lan cũng như Áo rơi vào tình trạng tương tự. Từ đó khiến kế hoạch thành lập liên minh tài khóa của Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp nhiều khó khăn hơn.

5. Bồ Đào Nha có thể cố gắng tái đàm phán về các điều khoản của gói giải cứu trước khi đệ trình kế hoạch ngân sách vào tháng 10

Tình hình tại Tây Ban Nha ngày càng trở nên tồi tệ sau khi tòa án hiến pháp nước này bác bỏ biện pháp cắt giảm chi tiêu quan trọng, khiến Chính phủ phải tìm kiếm gói tiết kiệm trị giá 1 tỷ EUR vào năm 2013. Và điều này diễn ra trong bối cảnh Bồ Đào Nha đã không còn khả năng đáp ứng được các chỉ tiêu tài khóa.

Dường như nước này khó có khả năng trở lại thị trường trái phiếu vào năm 2013 và có thể nỗ lực tái đàm phán về các điều khoản của gói giải cứu trước khi đề xuất ngân sách 2013 được giới thiệu vào tháng 10.

6. Nhà đầu tư và cử tri ngày càng nghi ngờ về lãnh đạo Tây Ban Nha

Nhà đầu tư và cử tri bắt đầu nghi ngờ về năng lực lãnh đạo chính trị tại Tây Ban Nha sau đợt áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt gần đây nhất. Hiện sau, Chính phủ thứ Tây Ban Nha đang phải đối mặt với 2 thách thức lớn sau đây:

1. Làn sóng biểu tình chống lại các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt có thể gia tăng trở lại sau mùa hè.

2. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và các khu vực của Tây Ban Nha có thể tồi tệ hơn khi ngày càng có nhiều khu vực muốn nhận được tiền giải cứu từ quỹ trị “thắt lưng buộc bụng” giá 18 tỷ EUR.

Vì thế, dù Đức có kế hoạch dự phòng cho gói giải cứu của Tây Ban Nha nhưng cả Đức và Tây Ban Nha có thể cố gắng tránh được điều này.

7. Các gói giải cứu dành Slovenia và Cộng hòa Síp sẽ khiến cuộc khủng hoảng Eurozone thêm tồi tệ

Cộng hòa Síp đã bắt đầu quá trình đàm phán với bộ ba ECB-EC-IMF từ ngày 25/06. Trong khi đó, Slovenia vẫn khăng khăng rằng nước này không cần gói giải cứu nhưng lại không thể thông qua bộ luật nhằm trấn an thị trường rằng mình sẽ không gây trở ngại cho Eurozone.

Tuy nhiên, tình trạng trì trệ của hai nền kinh tế này sẽ khiến thị trường lo ngại và gây khó khăn cho các nhà làm chính sách châu Âu.

8. Tại thời điểm này, có hai lý do khiến ECB thay đổi hành động của mình

Sau khi Chủ tịch Draghi cam kết “áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo vệ Eurozone”, các thị trường kỳ vọng ECB sẽ nhanh chóng hành động. Theo Newton, hai lý do có thể thôi thúc ECB sớm hành động là:

Thứ nhất, Tây Ban Nha có thể bị loại ra khỏi thị trường trái phiếu và Ý sẽ sớm rơi vào tình trạng tương tự.

Thứ hai, báo cáo của bộ ba ECB-EC-IMF về Hy Lạp khá tiêu cực và có thể khiến nước này rút lui khỏi Eurozone.

9. Và thông báo của Chủ tịch ECB Mario Draghi đã nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Bộ trưởng tài chính nước này Wolfgang Schauble

Vì Thủ tướng Đức Angela Merkel thường tránh đưa ra nhận định công khai về các hành động của ECB nên việc bà và Bộ trưởng tài chính Wolfgang Schauble lên tiếng ủng hộ cam kết của Chủ tịch Draghi là một điều khá bất ngờ.

Newton cho rằng: “Động thái trên ủng hộ quan điểm của chúng tôi về việc ECB sắp can thiệp vào thị trường trái phiếu Chính phủ thông qua Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) và các nhà lãnh đạo chính trị Đức đang tìm cách giảm thiểu rủi ro trong trường hợp vấp phải sự phản ứng dữ dội của ngân hàng trung ương nước này (Bundesbank)”.

Bất kỳ sự phản đối nào của Bundesbank cũng sẽ dẫn đến nghi ngờ về mức độ tín nhiệm của ECB trên thị trường và có thể đẩy Eurozone vào cuộc khủng hoảng sâu hơn. Theo Newton, việc Đức công khai ủng hộ ECB là một sự bùng nổ về mặt chính trị vì thế các thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với bất ổn. Tuy nhiên, sự ủng hộ của Chính phủ Đức có thể tạo điều kiện để ECB tiếp tục mua trái phiếu và nới lỏng định lượng.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Ben Bernanke tái khẳng định áp dụng QE nếu cần thiết (31/08/2012)

>   Pháp, TBN thúc Eurozone giúp kiềm chế chi phí vay (31/08/2012)

>   Trung Quốc và Đài Loan ký kết về giao dịch tiền tệ (31/08/2012)

>   Kinh tế Italy dự kiến sụt giảm 2% trong năm 2012 (31/08/2012)

>   IMF sẽ tiếp tục trợ giúp Hy Lạp vượt khủng hoảng (31/08/2012)

>   Chỉ số niềm tin kinh tế Eurozone xuống thấp kỷ lục (31/08/2012)

>   4 nguyên tắc vượt khủng hoảng của CEO DuPont (31/08/2012)

>   Hy Lạp duyệt phác thảo gói tiết kiệm 11,5 tỷ euro (31/08/2012)

>   Mỹ điều tra ngân hàng Trung Quốc làm ăn với Iran (31/08/2012)

>   Kinh tế Trung Quốc: Hết thời tăng trưởng thần kỳ? (31/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật