Thứ Sáu, 31/08/2012 11:38

Trung tâm thương mại: Đã quá dư thừa?

Thời gian qua, một số gian hàng bỏ trống tại các trung tâm thương mại, thậm chí giá thuê giảm rất mạnh làm nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng chúng ta đã quá dư thừa?

Chỉ còn vài ngày nữa, Trung tâm thương mại Indochina Plaza Hanoi sẽ khai trương, thế nhưng hiện vẫn còn tới 20% mặt bằng chưa có khách thuê. Điều này trái ngược với tình hình vài năm trước khi các trung tâm thương mại ở Hà Nội dù chưa ra đời nhưng đã chật kín khách đăng ký thuê. Trước sự thay đổi này, chủ đầu tư chỉ còn biết kỳ vọng vào sự chuẩn bị kỹ về điều kiện hạ tầng sẽ giúp trung tâm sớm được lấp đầy mặt bằng cho thuê trong thời gian tới.

“Địa bàn phía Tây Hà Nội có lượng khách hàng ổn định, dân số trong độ tuổi trẻ, chúng tôi hy vọng sẽ thành công nhờ vào sự đầu tư hạ tầng mặt bằng cũng như vị trí thuận tiện của một khu trung tâm thương mại”, ông Daniel Hauson, TGĐ Indochina Plaza Hanoi phân tích.

Hà Nội hiện có 14 trung tâm thương mại, chiếm khoảng 15% số trung tâm thương mại cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua xuất hiện tình trạng bỏ trống mặt bằng kinh doanh tại một số trung tâm thương mại, ngay cả khi giá đã giảm rất mạnh... Điều này đã khiến nhiều người cho rằng, mặt bằng kinh doanh tại các mô hình này đã dư thừa.

Tuy nhiên, ông Richard Lee, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường CBRE lại cho rằng, những khó khăn trong kinh doanh mặt bằng tại các trung tâm thương mại ở Việt Nam hiện nay chỉ là nhất thời. “Ở Hà Nội chưa có nhiều trung tâm thương mại và tôi cho rằng, cần phải phát triển hơn nữa và điều cần quan tâm đến hiệu quả của nó chính là phương pháp quản lý, vận hành của các trung tâm thương mại làm sao đạt đến sự tiện ích cho mọi người”.

Đồng quan điểm với ông Richard Lee, bà Đinh Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội bán lẻ cho rằng: “Mặc dù bị ảnh hưởng bởi lạm phát và suy thoái kinh tế nhưng tôi cho rằng, vẫn có tương lai sáng với phân khúc trung tâm thương mại, vì chúng ta vẫn chưa phát triển đủ nhu cầu cho nền kinh tế cũng như của người dân”.

Trong quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội đề xuất xây dựng 9 trung tâm thương mại quy mô lớn mang cấp vùng và quốc tế, điều này cho thấy mô hình trung tâm thương mại với nhiều tiện ích và dịch vụ sẽ là hướng phát triển của đô thị hiện đại. Tuy nhiên khi chợ truyền thống vẫn còn là thói quen của nhiều người tiêu dùng, thì các trung tâm thương mại cần tìm ra một mô hình kinh doanh phù hợp để duy trì và phát triển.

Báo cáo tình hình bất động sản quý II/2012 do công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn bất động sản Savills Việt Nam thực hiện cho thấy, nếu tình hình bất động sản không được cải thiện thì nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ trong tương lai sẽ bị dư thừa.

Đình Hải

vtv

Các tin tức khác

>   ‘Qua mặt’ bầu Đức, căn hộ đại hạ giá từ Nam ra Bắc (31/08/2012)

>   Cảnh báo hiện tượng “Doanh thu ảo” ở DN bất động sản (31/08/2012)

>   Khuyến mãi cho vay BĐS: Quảng bá hơn khả dụng (31/08/2012)

>   Sau giải tỏa, người dân “bị bỏ rơi” (31/08/2012)

>   Nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy (30/08/2012)

>   Chủ đầu tư 'bị oan' vì… thị trường? (30/08/2012)

>   Bất động sản 5 năm nữa mới hồi phục? (30/08/2012)

>   Kinh tế Golf: Góc nhìn người trong cuộc (30/08/2012)

>   HAGL lên tiếng về vụ đại hạ giá căn hộ 'gây sốc' (29/08/2012)

>   Một nhà hai chủ? (29/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật