Chủ đầu tư 'bị oan' vì… thị trường?
Thị trường BĐS đã rơi vào tình trạng trầm lắng suốt một thời gian dài đã khiến hàng loạt dự án phải tạm ngừng hoặc giãn tiến độ.
Đâu cũng là… ngõ cụt
Kể từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp BĐS đã quá ngấm đòn từ những tác động của thị trường. Lần lượt các dự án lớn nhỏ dường như đều bế tắc trong việc tìm kiếm các biện pháp để thu hút khách hàng.
Mặc dù đã có nhiều phân tích, nhận định, dự đoán từ phía các chuyên gia được đưa ra, xong vẫn chưa có giải pháp hay lời khuyên nào cụ thể. Các phương tiện truyền thông cũng liên tục cập nhật những thông tin không mấy lạc quan về thị trường bất động sản, sự biến động giá cả, sự đình trệ của các dự án… Điều này không tránh khỏi những tâm lý hoang mang cho khách hàng.
Có vẻ như tình trạng giằng co chờ đợi giữa chủ đầu tư và khách hàng sẽ tiếp tục làm thị trường bất động sản duy trì tình trạng “bất động” khi chủ đầu tư bằng hàng loạt các biện pháp giảm giá, khuyến mãi, tặng quà, PR, tiếp thị vẫn trong thế mòn mỏi ngóng trông. Còn khách hàng vẫn tiếp tục nhòm ngó và kỳ vọng giá sẽ tiếp tục còn giảm sâu hơn nữa.
Hiện nay, đứng ở góc độ thị trường, vấn đề khó khăn nhất và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thị trường đóng băng suốt một thời gian dài là thắt chặt tín dụng cũng đã và đang dần được cải thiện. Không chỉ lãi suất huy động giảm mạnh dẫn đến lãi suất cho vay giảm mà nhiều ngân hàng cũng đã chủ động quảng bá những chính sách hấp dẫn khi cho vay mua nhà ở.
Rõ ràng, giữa một bể thông tin mù mờ, không biết đâu là hư là thực, đâu là vốn tự có hay vốn đi vay của doanh nghiệp, thậm chí đâu là dự án “ma”, dự án “đắp chiếu”…, thì không chỉ các khách hàng, mà ngay cả những chủ đầu tư đang nỗ lực “ghi điểm” với khách hàng cũng bị thị trường làm lung lay…
Tin đồn thất thiệt
Trước thực trạng hiện nay, thì ngay cả các dự án BĐS được đầu tư nghiêm túc, quy củ cũng không tránh khỏi những tác động của thị trường. Nhưng đáng nói hơn là những tác động đó không dừng lại ở việc chào bán sản phẩm hay cạnh tranh về giá mà thậm chí đã xuất hiện cả những tin đồn thất thiệt. Trong đó, dự án Splendora với vốn đầu tư của tập đoàn Posco E&C Hàn Quốc liên doanh với Vinaconex của Việt Nam là một minh chứng điển hình.
Ban đầu, dự án này bị cho là đang phải giãn tiến độ do thiếu vốn, thì ngay sau đó không lâu, khi đa phần các dự án đồng loạt án binh bất động, buộc phải hoãn tiến độ vô thời hạn do thiếu vốn, thì dự án Splendora không nói mà làm, tiến hành triển khai giai đoạn 2. Các sản phẩm thấp và cao tầng giai đoạn 1 vẫn đều đều cất nóc đúng tiến độ và công bằng mà nói thì khá đẹp mắt.
Điểm sáng hiếm hoi giữa cảnh đìu hiu của thị trường này lập tức bị phủ đầu bằng nhận định đây là một khu đô thị ma, hay dự án bỏ hoang, bởi đơn giản các dự án lân cận hiện đang đắp chiếu và đường dẫn vào dự án lầy lội do mưa bão, hay chỉ bởi khu vực diện tích thuộc các giai đoạn tiếp theo của dự án hiện đang chuẩn bị khai thác… Trong khi đó, thời điểm giao nhà và nhận bàn giao vẫn còn khá dài.
Hơn thế nữa, chủ đầu tư dự án này cũng đã ký kết hợp đồng hỗ trợ vốn vay tới gần trăm tỉ đồng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm điện ngay tại khu đô thị nhằm phục vụ tối đa cư dân sau khi nhận bàn giao. Dự án cũng dự định chi hàng chục tỉ đồng cho việc đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước của xã trong địa bàn.
Câu chuyện từ dự án Splendora cho thấy, thời điểm hiện tại sẽ tiếp tục còn khó khăn cho cả chủ đầu tư lẫn người mua khi thật khó để người mua đánh giá đúng thị trường, từ đó quyết định “chọn mặt, gửi vàng”.Đây chính là thời điểm chủ đầu tư chuyên nghiệp cần những người mua chuyên nghiệp.
Lan Hương
tiền phong
|