Thứ Năm, 16/08/2012 09:22

M&A có yếu tố ngoại loang ra nhiều lĩnh vực

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có dấu hiệu giảm sút rõ rệt trong năm 2012 thì các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) có yếu tố nước ngoài lại đều đặn gia tăng.

Nếu năm 2011 được coi là thời điểm bùng nổ các thương vụ M&A tại Việt Nam cả về số lượng và giá trị, thì năm 2012 đã tiếp nối với hàng loạt thương vụ cũng không kém phần đình đám như Abbott (Mỹ) mua lại 3A, Fortis mua lại Hoàn Mỹ; Uni - President đang “thâu tóm” Tribeco.

Đáng chú ý, Lotte (Hàn Quốc) vừa mua lại Dự án Trung tâm thương mại Hùng Vương ở Phan Thiết của CTCP Năm Bảy Bảy với giá 96 tỷ đồng và tiết lộ, sẽ đầu tư thêm 30 triệu USD cho Dự án này.

Trước đó, Lotte Việt Nam đã trình văn bản lên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, xin chuyển thành Công ty 100% vốn nước ngoài thông qua việc mua lại 20% vốn điều lệ của Doanh nghiệp tư nhân Minh Vân, trị giá 13 triệu USD.

Nhiều thương vụ M&A khác cũng đang manh nha. Theo nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư, Công ty Berli Jucker (BJC) của Thái Lan dự định tiến hành mua lại một công ty thương mại Việt Nam trong quý III/2012.

BJC chưa công bố tên của công ty Việt Nam, nhưng cho biết sẽ mua lại phần lớn cổ phần của công ty này từ pháp nhân đang nắm cổ phần chi phối. Thương vụ này được BJC giải thích là nhằm đẩy mạnh hoạt động phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùng của BJC tại Việt Nam. Đầu năm 2012, liên doanh của BJC đã khánh thành nhà máy sản xuất chai thuỷ tinh mới trị giá 47 triệu USD tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngoài ra, PT Semen Gresik, một công ty sản xuất xi măng của Indonesia đang xem xét mua lại một công ty ximăng của Việt Nam. Ông Soetjipto, Tổng giám đốc PT Semen Gresik nhận định rằng, thị trường xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng dư thừa nguồn cung nên công ty tính đến khả năng mua lại một công ty Việt Nam nếu đàm phán được giá cả hợp lý.

Cũng trong lĩnh vực xi măng, Tập đoàn SCG của Thái Lan cho biết dự định chi 10 tỷ baht (khoảng 315 triệu USD) để mua thêm một nhà máy xi măng ở Việt Nam, sau khi đã mua Nhà máy Xi măng Bửu Long. Ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của SCG cho biết, Công ty đã tiếp xúc với các đối tác muốn nhượng lại cổ phần trong các nhà máy xi măng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, nhưng chưa tiết lộ tên cụ thể các đối tác.

Giới phân tích nhận định, M&A có yếu tố ngoại không còn khu trú trong một số lĩnh vực sản xuất như ban đầu, mà đã mở rộng sang các lĩnh vực dịch vụ, năng lượng, bao bì, truyền thông, bán lẻ…

Theo dự báo của các chuyên gia tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2012 do Báo Đầu tư tổ chức, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 25-30% trong thời gian tới, trong đó có vai trò không nhỏ của các thương vụ có yếu tố nước ngoài.

Hải Long

đầu tư

Các tin tức khác

>   NKG: 24/08 GDKHQ góp ý kiến phát hành thêm cổ phiếu (15/08/2012)

>   PVF đàm phán sáp nhập với WesternBank (15/08/2012)

>   LSS tăng cường chống thâu tóm (15/08/2012)

>   Sáp nhập HBB vào SHB: 1+1=2? (15/08/2012)

>   TTF: Phát hành thêm 19.6 triệu cp và sáp nhập với Gỗ Trường Thành (14/08/2012)

>   GIL sắp phát hành 600,000 cp cho cán bộ công nhân viên giá 10,000 đồng/cp (14/08/2012)

>   TM&DV Ngọc Tùng sắp phát hành 3 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2011 (14/08/2012)

>   Nghi ngại 1.000 tỷ đồng tiền thuế đầu tư vào Vinaconex (14/08/2012)

>   EFI: Báo cáo tiến độ sử dụng vốn đợt phát hành năm 2010 (13/08/2012)

>   Deutsche Bank sẽ làm gì với 40 triệu cổ phiếu HBB? (13/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật