Thứ Sáu, 31/08/2012 15:07

IMF: Uy tín của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường đã tăng lên

Vừa qua, Ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Website NHNN về việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu khu vực tài chính ngân hàng và giải quyết nợ xấu.

Ông Sanjay Kalra


PV: Ông có thể cho biết quan điểm của mình về điều hành CSTT của NHNN trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc điều hành chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá?

Ông Kalra: Xem xét kết quả điều hành CSTT của NHNN trong 7 tháng đầu năm, chúng ta thấy tỷ giá rất ổn định, lạm phát giảm rất mạnh từ mức trên 20% vào tháng 8/2011 xuống dưới 5,5% vào tháng 7/2012; đồng thời, dự trữ quốc tế đã tăng nhiều trong 7 tháng vừa qua. Đó là những kết quả rất tốt mà Chính phủ Việt nam đã đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết 11. Rõ ràng NHNN là đã đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được những thành tựu này. Người dân hiện nay đã tin tưởng hơn vào VNĐ. Uy tín của NHNN đối với thị trường đã tăng lên.

Dựa trên kết quả làm việc, trao đổi thường xuyên của chúng tôi với NHNN, chúng tôi cho rằng NHNN đã theo rất sát các diễn biến kinh tế vĩ mô và trên cơ sở đó đã đưa ra các biện pháp chính sách phù hợp. Cho dù quan điểm của chúng tôi là muốn lãi suất chính sách giảm chậm hơn nhưng chúng tôi có thể nói rằng kết quả đạt được nhìn chung là hài lòng và các biện pháp chính sách mà NHNN thực hiện đã mang lại kết quả ổn định kinh tế vĩ mô như chúng tôi kỳ vọng.

PV: Ông có ý kiến bình luận gì về quyết tâm và định hướng của NHNN trong việc theo đuổi các mục tiêu đã đề ra?

Ông Kalra: NHNN đã đặt cho mình mục tiêu của năm 2012 là giữ lạm phát ở mức 1 con số, duy trì ổn định tỷ giá, cố gắng đảm bảo đồng tiền không mất giá quá 3%. Chúng tôi cho rằng những mục tiêu này là phù hợp.

Trong thời gian tới, điều quan trọng là phải đảm bảo duy trì được sự ổn định đã đạt được trong 7 tháng vừa qua. Tình hình sẽ rất khó khăn nếu lạm phát cao quay trở lại. Không ai mong muốn tình trạng lạm phát cao và tỷ giá biến động như đã xảy ra trong năm 2011. Do đó, chúng tôi cho rằng các cơ quan khác của Chính phủ cần ủng hộ mạnh mẽ những công việc của NHNN hiện đang triển khai. Cần đảm bảo rằng bên cạnh việc duy trì các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thì chính phủ cần phải triển khai các cải cách kinh tế cần thiết khác trong khu vực ngân hàng, khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, bởi vấn đề hiện nay không phải là chính sách kinh tế vĩ mô mà là các vấn đề mang tính cơ cấu.

PV: Tái cấu trúc khu vực tài chính ngân hàng và xử lý nợ xấu hiện đang là vấn đề thời sự ở Việt nam. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách gì về vấn đề này với Chính phủ Việt nam và NHNN?

Ông Kalra: Điều quan trọng nhất khi bạn gặp phải những vấn đề như vậy là phải kiên nhẫn. Kinh nghiệm của các nước gặp các vấn đề tương tự cho thấy sự mất cân bằng của bảng cân đối tài sản hiện nay là do mọi người đã vay nợ quá nhiều trong quá khứ. Khi giá bất động sản tăng cao đến mức không bền vững và bắt đầu sụt giảm thì gây ra sự mất cân đối trong bảng cân đối tài sản. Quá trình điều chỉnh lại bảng cân đối tài sản đòi hỏi nhiều thời gian và mọi người phải kiên nhẫn.

Bài học căn bản đầu tiên xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế là chúng ta không thể xử lý được các vấn đề mang tính cơ cấu thông qua các biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô. Điều cần thiết trong tình hình hiện nay trước hết là chúng ta cần cải cách khu vực ngân hàng và phải xử lý được vấn đề nợ xấu.

Thứ hai là do các vấn đề này đã tích tụ từ nhiều năm nay nên đòi hỏi phải mất một thời gian để xử lý. Tuy nhiên, chính phủ cần đưa ra quyết định nhanh chóng và cần có hành động nhanh chóng, trong khi kết quả của các quyết định và hành động đó thì cần có thời gian mới có thể thấy rõ.

Thứ ba là khi những vấn đề này đang được xử lý, tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn trong một giai đoạn nhất định. Các nước phải chấp nhận một thực tế là quá trình điều chỉnh bảng cân đối tài sản sẽ mất thời gian và không dễ thực hiện.

LVH (ghi)

SBV

Các tin tức khác

>   HDBank tung gói tín dụng 2,000 tỷ đồng lãi suất thấp (31/08/2012)

>   MBB hợp tác với Tổng Cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an (31/08/2012)

>   Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5% (31/08/2012)

>   BIDV: S&P giữ nguyên xếp hạng và triển vọng tín nhiệm (31/08/2012)

>   Ngân hàng liệu có “tham bát…”? (31/08/2012)

>   “Gieo quẻ” lãi suất (31/08/2012)

>   Khuyến mãi cho vay BĐS: Quảng bá hơn khả dụng (31/08/2012)

>   TPHCM: Nhu cầu vay ngoại tệ giảm (30/08/2012)

>   Hút ròng vốn trên OMO, lãi suất liên ngân hàng ổn định trở lại (30/08/2012)

>   Giảm lãi suất sẽ tạo vòng tuần hoàn (30/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật