Thứ Ba, 14/08/2012 11:12

Đường thừa hay thiếu?

Công ty TNHH URC Việt Nam (bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm…) phải dừng 1 dây chuyền sản xuất tại Bình Dương và 1 ở Hà Nội, do hết nguyên liệu đường. Nếu đường RE tiếp tục khan hiếm, công ty sẽ ngưng thêm 1 dây chuyền nữa. Nhưng, sự thật có phải do thiếu nguồn cung trong nước?

Công ty Vinamilk vừa phản ánh lên Bộ Công Thương, công ty đã gửi yêu cầu báo giá đến 9 đơn vị sản xuất đường, nhưng chỉ có 2 đơn vị trả lời, còn lại báo không có đường tinh luyện RE (refined extra - đường tinh luyện chất lượng cao). Thậm chí, Công ty TNHH URC Việt Nam (bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm…) phải dừng 1 dây chuyền sản xuất tại Bình Dương và 1 ở Hà Nội, do hết nguyên liệu đường. Nếu đường RE tiếp tục khan hiếm, công ty sẽ ngưng thêm 1 dây chuyền nữa.

Các doanh nghiệp sản xuất sữa, bánh kẹo nước giải khát… khác đều đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung đường RE. Sản lượng của nhà máy sản xuất đường RE trong nước hạn chế, không đáp ứng đủ được nhu cầu của doanh nghiệp. Theo ước tính của các doanh nghiệp sản xuất sữa, bánh kẹo nước giải khát, Công ty đường Bourbon cũng chỉ có thể cung cấp tối đa 1.000 tấn/tháng, đường Biên Hòa 400 tấn/tháng; trong khi các đơn vị khác như KCP, Lam Sơn, Tate&Lyle chưa gửi giá chào với lý do đang kiểm kê hàng tồn kho.

Trong tháng 7/2012 nhiều doanh nghiệp lớn (Coca Cola, Pepsi Cola, URC, Nestle...) cũng đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép hạn ngạch thuế quan (HNTQ) nhập khẩu đường. Một số doanh nghiệp cho rằng lượng đường tồn kho được công bố chủ yếu là đường RS (refined standard) chứ không phải đường RE, vì vậy hàng tồn tuy còn nhưng nhu cầu thực tế về đường RE lại thiếu.

Trước khó khăn của doanh nghiệp và diễn biến thị trường ngày 20/7/2012, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã có Công văn số 6579/BCT-XNK báo cáo Chính phủ. Theo đó, Bộ Công Thương công bố và phân giao ngay trong tháng 7/2012 với số lượng 70.000 tấn HNTQ đường (lượng đường tối thiểu theo cam kết WTO), thông tư công bố HNTQ có hiệu lực ngay kể từ ngày ký để các doanh nghiệp kịp thời giao dịch và đưa hàng bổ sung nguồn cung cho thị trường, đặc biệt là đường chất lượng cao RE. Và ngày 6/8, lãnh đạo Bộ Công Thương đã ký Thông tư số 22 quy định nhập khẩu các mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm theo hạn ngạch năm 2012.

Theo nội dung Thông tư 22, trong tổng số 70 nghìn tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 sẽ được phân bổ cho doanh nghiệp chứ không thực hiện phương thức đấu thầu như đề xuất của Hiệp hội Mía đường Việt Nam trước đó. Cụ thể, 50 nghìn tấn đường tinh luyện và đường thô sẽ được giao cho các doanh nghiệp, thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất, số còn lại 20 nghìn tấn đường thô cho thương nhân để tinh luyện cung cấp phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, chênh lệch tiền thuế của 70.000 tấn đường nhập khẩu trong hạn ngạch (có mức thuế nhập khẩu chỉ 15%) với đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch (thuế nhập khẩu 80-100%) lên tới vài chục tỷ đồng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thực phẩm năm nào cũng tranh nhau xin được cấp hạn ngạch nhập khẩu đường.

Thanh Hồng

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Giá cao su thế giới thấp nhất trong gần 3 năm (14/08/2012)

>   Thị trường cà phê trong nước tuần từ 6-10/8/2012 (11/08/2012)

>   Niên vụ 2012-2013: Thừa đường, lo hướng xuất khẩu (10/08/2012)

>   Giá đường bất ngờ giảm mạnh (09/08/2012)

>   Thế giới đối mặt nguy cơ khủng hoảng thừa cao su (09/08/2012)

>   Thái Lan mua gạo Việt Nam để… xuất khẩu (09/08/2012)

>   Thanh long được xuất thẳng sang Mỹ (09/08/2012)

>   Hoạt động chốt lời làm ngũ cốc bị giảm giá hàng loạt (08/08/2012)

>   Xuất khẩu cà phê Việt Nam được dự báo sẽ giảm mạnh (08/08/2012)

>   Giá hạt tiêu giảm (08/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật