Thứ Sáu, 10/08/2012 07:30

Doanh nghiệp Châu Âu tiếp tục kêu khó

Kết quả của cuộc khảo sát lần thứ 8 về chỉ số kinh doanh của các DN Châu Âu hàng quý do EuroCham thực hiện vừa công bố cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng DN Châu Âu tại VN lần đầu tiên đã giảm xuống dưới mức chỉ số trung bình (50 điểm).

Chỉ số kinh doanh của các DN Châu Âu lần đầu tiên giảm xuống dưới mức                        chỉ số trung bình (50 điểm)
Chỉ số kinh doanh của các DN Châu Âu lần đầu tiên giảm xuống dưới mức chỉ số trung bình (50 điểm)

 

Cuộc khảo sát có 38% DN thuộc ngành công nghiệp dịch vụ, 30% thuộc ngành sản xuất, còn lại là thương mại và các ngành khác đã bày tỏ sự lo ngại ngày càng tăng về tình hình kinh doanh và triển vọng kinh tế VN.

Lo lắng về tình hình kinh doanh hiện tại

Ông Paul Jewell, Giám đốc điều hành EuroCham cho biết, sở dĩ chỉ số về môi trường kinh doanh tiếp tục giảm có nguyên nhân tiến trình chậm trong nhiều vấn đề đã được đề cập trong sách Trắng năm ngoái. Mặc dù đã có một vài bước tiến trong lạm phát nhưng vẫn còn những vấn đề hiện tại và mới làm xói mòn lòng tin trong môi trường kinh doanh tại VN. Nhất là các vấn đề về kinh tế vĩ mô, thiếu cơ sở hạ tầng tương xứng, thủ tục hành chính... vẫn còn tiếp diễn.

Cụ thể, so với kết quả khảo sát gần đây nhất, có 7% phản hồi giảm mức đánh giá về tình hình kinh doanh hiện tại của DN. Mức độ đánh giá “tốt” giảm từ 34% xuống còn 29%, trong khi cùng thời kỳ này năm ngoái là 43%. Chỉ 1% phản hồi miêu tả tình hình kinh doanh hiện tại của họ là “xuất sắc”. Các đánh giá trung lập về tình hình kinh doanh hiện tại vẫn giữ trong khoảng 30%. Nhưng điều đáng lo ngại là có sự gia tăng về số DN (khoảng 10%) cho rằng tình hình kinh doanh hiện tại của họ là “rất xấu”. 39% phản hồi có đánh giá tiêu cực về tình hình kinh doanh hiện tại.

“Chúng ta có thể nhìn thấy một xu hướng tiêu cực về triển vọng kinh doanh của các DN. Chỉ 31% nói là triển vọng kinh doanh “tốt” hoặc “xuất sắc”. Con số này giảm từ mức 38% của quý trước và giảm mạnh từ mức 42% phản hồi tích cực về triển vọng kinh doanh trong quý 2 của năm 2011. Sự dịch chuyển hướng về một triển vọng tiêu cực với 31% đánh giá triển vọng kinh doanh của họ là “không tốt” hoặc “rất xấu”. Cách đây một năm đánh giá về triển vọng tiêu cực chỉ có 20%”, đại diện EuroCham nhấn mạnh.

Về kế hoạch đầu tư trong năm 2012, ý kiến của DN được chia thành ba quan điểm: tăng đầu tư, duy trì mức hiện tại hoặc giảm đầu tư tại VN. Chỉ có 32% phản hồi hi vọng tăng đầu tư tại VN. Con số này giảm nhẹ từ mức 36% tại cuộc điều tra trước và giảm mạnh từ mức 52% có kế hoạch tăng 1 năm trước đây. Sự dao động ở mức 33% DN trong cuộc điều tra này có kế hoạch giảm đầu tư, trong đó 20% tuyên bố “giảm đáng kể” đầu tư tại VN trong năm nay.

Giảm đơn hàng, doanh thu

Không chỉ thận trọng đầu tư trong năm 2012, 35% DN cho biết, đơn hàng của họ giảm, con số này tăng 12% so với quý trước và tăng đáng kể so với mức 9% DN lo lắng về sự sụt giảm trong các đơn hàng/doanh thu thời gian một năm trước đây. Nhiều DN tỏ ra lo ngại về lạm phát vẫn còn ở mức cao, có tới 49% DN cho rằng lạm phát có tác động căn bản đến công việc kinh doanh, mặc dù đã giảm một chút so với con số 52% của quý trước.

Bên cạnh đó, 60% phản hồi cho rằng họ tiếp tục nhìn thấy sự suy giảm của một nền kinh tế vốn đã khó khăn. 30% nghĩ rằng tình hình sẽ ổn định và dần phục hồi. Điều này cho thấy các biện pháp ổn định kinh tế không làm giảm các lo ngại của cộng đồng DN về triển vọng kinh tế vĩ mô.

Tác động của Luật lao động tới lao động nước ngoài

Bên cạnh những vấn đề khó khăn thực tại của nền kinh tế, nhiều DN cho rằng Luật Lao động mới có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 sẽ gây ra sự không chắc chắn và lo ngại cho các DN Châu Âu tại VN. Cụ thể, 42% DN cho rằng Luật Lao động mới có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc kinh doanh của họ. 28% phản hồi cho rằng họ không chắc chắn về những gì quy định mới đưa ra, tạo ra sự thiếu thông tin sẵn có trong quy định mới và chính xác nó có nghĩa gì cho các công việc kinh doanh hàng ngày, 5% cho rằng Luật Lao động mới có tác động tích cực đến công việc kinh doanh

Đặc biệt, có tới 73% DN lo ngại về những hạn chế chặt hơn với người lao động nước ngoài, tiếp đó là việc tăng thời gian nghỉ sinh (46%) và hạn chế mới về làm việc quá giờ (34%). Đại diện EuroCham cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị người chủ lao động nên có quyền lựa chọn các ứng cử viên thích hợp dựa trên ý định của họ và tiến trình tuyển dụng nội bộ. Với mục tiêu cố gắng và cân bằng nhu cầu của VN nhằm kiểm soát thị trường lao động và sự tự do của người nước ngoài trong việc tuyển nhân sự theo ý họ. Trong môi trường kinh doanh hiện tại, điều quan trọng hơn hết là không cản trở các nhà đầu tư tiềm năng sẵn sàng kinh doanh tại VN.

Theo ông Preben Hjortlund - Chủ tịch EuroCham, trong năm 2012, chỉ số về môi trường kinh doanh của EuroCham giảm từ 56 điểm xuống còn 48 điểm đã chỉ ra sự sụt giảm lòng tin vào VN như là một điểm đến đầu tư. Từ cuộc điều tra trong quý 3 năm 2010 đến nay, chỉ số đã giảm xuống dưới mức trung bình (50 điểm) hướng đến quan điểm kinh doanh tiêu cực! Điều đó cho thấy các DN đang mất đi sự kiên nhẫn và điều này càng nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết rằng VN cần nâng cao sức cạnh tranh và sức thu hút như là một điểm đến kinh doanh.

Quốc Anh

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Nam Triệu cần xác định về khả năng tồn tại (10/08/2012)

>   Vuột mất hàng tỷ USD vì công nghiệp phụ trợ kém (10/08/2012)

>   Dồn dập tăng giá, suy kiệt sức mua (10/08/2012)

>   Tập đoàn Điện lực hứa chấn chỉnh việc 400 sếp xuất ngoại (09/08/2012)

>   Doanh nghiệp đua nhau quỵt nợ (09/08/2012)

>   "Nếu chủ đầu tư cố tình giấu, kiểm toán khó phát hiện" (09/08/2012)

>   Cảng quốc tế bị “bỏ hoang” hơn 2 năm (09/08/2012)

>   DN vắng chủ: Bỏ của chạy lấy người (09/08/2012)

>   Hà Nội: Trung tâm thương mại hoạt động không hiệu quả (09/08/2012)

>   Ngắc ngoải chờ phá sản (08/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật