Thứ Tư, 01/08/2012 08:52

Cà phê trong nước giữ đà tăng giá nhưng rẻ hơn thế giới

Giá cà phê hạt tại Việt Nam đã tăng trong tuần qua, thúc đẩy hoạt động bán hàng cho các công ty xuất khẩu. Tuy nhiên, giới thương nhân cho biết, hoạt động xuất khẩu cà phê đang diễn ra với tốc độ chậm do nhu cầu của thị trường nước ngoài ở mức thấp.

Tính đến hôm qua (31/7), giá 1 kg cà phê hạt robusta tại Đắc Lắc, địa phương trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, đã lên mức 43.300-43.600 đồng/kg, từ mức 43.000-43.300 đồng/kg cách đây 1 tuần.

Theo tin từ Reuters, lượng cà phê tồn kho tại Việt Nam ở mức thấp đã trở thành một trở ngại đối với hoạt động giao dịch nông sản này. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ nhì thế giới sau Brazil. Vụ cà phê tiếp theo của Việt Nam sẽ bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.

“Tuần này, người ta bán cà phê nhiều hơn, trong khi người mua thì không nhiều và lực mua cũng hạn chế”, một thương nhân cho biết.

Theo một nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam, các công ty rang xay hiện còn cà phê đủ dùng đến cuối tháng 8 hoặc tháng 9 và đến thời điểm đó, họ mới quay trở lại mua hàng. Khi đó, tình hình nguồn cung có thể sẽ trở nên căng thẳng hơn. “Vào tháng 10, nguồn cung cà phê sẽ hạn hẹp hơn, vì hoạt động thu hoạch lúc đó còn chưa mạnh, trong khi Indonesia có thể đã bán hết cà phê”, nhà xuất khẩu này nói.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (30/7), giá cà phê robusta giao tháng 9 trên sàn Liffe ở London hạ 6 USD, tương đương giảm 0,3%, còn 2.240 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn mức 2.617 USD/tấn cách đó 1 tuần.

Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, thứ Ba (31/7), trên sàn Liffe ở London, giá cà phê robusta có tăng 2 USD/oz, lên mức 2.242 USD/tấn. Trên sàn ICE ở New York, giá cà phê arabica đóng cửa giảm 2,2%, còn 1,7440 USD/pound.

Giá cà phê Việt Nam tăng chậm hơn thế giới, khiến khoảng cách giá giữa hai thị trường bị nới rộng, với giá cà phê Việt Nam rẻ hơn. So với giá cà phê robusta giao tháng 9 thị trường London, giá cà phê giao tháng 11 của Việt Nam đang thấp hơn 30-40 USD/tấn, từ chỗ thấp hơn 10-20 USD/tấn vào tuần trước.

Với mức chênh này, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tính đến hôm qua ở mức 2.156-2.166 USD/tấn đối với loại 2,5% hạt đen và vỡ, FOB cảng Sài Gòn, so với mức 2.147-2.157 USD/tấn cách đó 1 tuần.

Theo một thương nhân, một số nông dân trồng cà phê có nguồn tài chính tốt có thể găm giữ tổng cộng 10% sản lượng cà phê của Việt Nam.

“Năm nay, nông dân không bán vội cà phê. Những người còn giữ được cà phê tới lúc này có thể đợi mức giá tốt hơn, thương nhân này cho biết. Ông này cũng nói thêm rằng, nhận định của một quan chức Hiệp hội Cà phê - Ca cao (Vicofa) đưa ra hồi tuần trước cho rằng, cà phê tồn kho hiện đã hết là không đúng. Theo nhà xuất khẩu này, nông dân có thể găm giữ cà phê cho tới niên vụ 2012-2013.

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, trong tháng 6 vừa qua, xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 9,58 triệu bao loại 60 kg.

Lượng xuất khẩu trong 9 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2011-2012 bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái giảm 0,3%, còn 81,16 triệu bao.

Từ đầu niên vụ, xuất khẩu cà phê robusta của thế giới tăng 11%, đạt mức 31,66 triệu bao nhờ xuất khẩu của Việt Nam tăng. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam xuất khẩu 18,3 triệu bao cà phê robusta, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê arabica của thế giới trong 9 tháng đầu niên vụ giảm 6,2%, còn 49,5 triệu bao.

An Huy

tbktvn

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu gạo Thái Lan lao đao (01/08/2012)

>   Nguy cơ ngành chè VN bị thâu tóm (01/08/2012)

>   Sản lượng đường toàn cầu có thể giảm do thời tiết khô hạn ở Brazil (31/07/2012)

>   Cà phê robusta đạt mức cao hai tháng, giá cacao tăng (31/07/2012)

>   Khoai lang xuất khẩu tăng giá (29/07/2012)

>   Giá cà phê robusta lên cao nhất trong 2 tháng (28/07/2012)

>   Giá cao su thế giới rớt thảm trong tuần này (28/07/2012)

>   Giá dừa khô tăng gấp đôi (27/07/2012)

>   Xuất khẩu gạo Thái Lan lâm cảnh “bết bát” (27/07/2012)

>   Việt Nam muốn tăng diện tích cà phê arabica (27/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật