Thứ Tư, 29/08/2012 10:25

An toàn tài chính: Lợi thế không thuộc CTCK nhỏ

Bình quân tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các công ty chứng khoán tính đến ngày 30/06/2012 đạt 278%. Trong đó, 49% rủi ro của các công ty này đến từ biến động thị trường.

Tính đến ngày 28/8, dữ liệu của Vietstock cho thấy toàn thị trường đã có 93 công ty chứng khoán công bố an toàn tài chính. Như vậy, vẫn còn 9 công ty chứng khoán chưa công bố báo cáo vốn khả dụng, chủ yếu rơi vào những công ty đã bị rút nghiệp vụ môi giới hoặc ngừng giao dịch như DDS, Hamico SC, HSSC, TSS, SME... Ngoài ra còn có SBS, sau những vụ rùm beng tại công ty này thời gian qua thì đến nay vẫn chưa thấy công bố tỷ lệ an toàn vốn khả dụng.

Thống kê cho thấy, tổng giá trị rủi ro của 93 công ty chứng khoán lên đến gần 11,777 tỷ đồng, với tổng vốn khả dụng đạt trên 32,756 tỷ đồng. Như vậy, bình quân tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các công ty chứng khoán khoảng 278%.

Trong cơ cấu rủi ro, tổng giá trị rủi ro thị trường lên tới 5,739 tỷ đồng, chiếm 49% tổng giá trị rủi ro. Kế đến là rủi ro hoạt động 3,922 tỷ đồng, bằng 33% tổng rủi ro.

Dường như ưu thế không thuộc về các công ty chứng khoán có vốn điều lệ nhỏ khi phần lớn doanh nghiệp thua lỗ và có tỷ lệ an toàn vốn thấp đều thuộc nhóm này.

CTCK có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng

 
 
 Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các CTCK có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng (%)

Có 22 công ty chứng khoán nằm trong nhóm này. Đặc điểm chung của nhóm là hoạt động kinh doanh khá bê bết khi có đến phân nửa thua lỗ trong 6 tháng đầu năm, bao gồm TriViet, HRS, APSC, HVS, NAVIS, VQSC, ATSC, RUBSE, HBSC, AAS, VTSC, và có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thấp hơn bình quân ngành.

Do rủi ro thị trường và rủi ro thanh toán bằng 0 nên VISECO có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng lên đến 533%, dẫn đầu nhóm. JSI cũng có tỷ lệ này khá cao với 439%, ASCS là 430%.

Đáng chú ý, RUBSE là công ty chứng khoán duy nhất trên toàn thị trường có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng âm 17.5%, do vốn khả dụng âm 8.54 tỷ đồng. Trước đó, UBCKNN đã quyết định đưa công ty này vào diện kiểm soát đặc biệt do tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro nhỏ hơn 120%.

Tương tự, HBSC cũng đang có nguy cơ bị kiểm soát khi tỷ lệ an toàn vốn khả dụng khiêm tốn ở mức 130%.

3 công ty chứng khoán gồm CSCJ, VQSC, HRS có tỷ lệ vốn khả dụng trong khoảng 150%, sẽ phải báo cáo bất thường với UBCKNN.

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng bình quân của nhóm này chỉ có 203%.

 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu đồng)


 

CTCK có vốn điều lệ từ 100 - dưới 300 tỷ đồng

 

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các CTCK có vốn điều lệ từ 100 - dưới 300 tỷ đồng (%)


Đây là nhóm tập trung nhiều công ty nhất với 29 doanh nghiệp, trong đó có ít nhất 8 công ty thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2012 là VISE, NASC, DVSC, ISC, VDSE, SVS, PGSCHBBS.

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng cao nhất trong nhóm là VSEC (370.6%), kế đến là OSC (330.5%).

Ngược lại, MHBS, SVS, GLS, và HASC thuộc hàng thấp nhất nhóm khi chỉ đạt lần lượt 120.7%, 159.9%, 169% và 170.7%

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của nhóm này tương đương 222%.

 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu đồng)


 

CTCK có vốn điều lệ từ 300 - dưới 500 tỷ đồng

 

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của CTCK có vốn điều lệ từ 300 - dưới 500 tỷ đồng (%)

Có 26 công ty chứng khoán nằm trong nhóm này. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng cao nhất thuộc về GSI với 478%, OCS với 454%, KEVS (437%).

Đứng chót bảng trong nhóm này thuộc về Beta khi chỉ có 120.7%, chủ yếu do công ty này phải đối mặt tổng giá trị rủi ro lên tới 321.5 tỷ đồng, nhưng vốn khả dụng chỉ có 388 tỷ đồng.

Ngoài Beta, có thể nói, đây cũng là nhóm quy tựu hàng loạt công ty chứng khoán có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thấp. Cụ thể, SBBS với tỷ lệ 150%, PHS 154%, MSBS 167.8%, STSC 169%.

Như vậy, với vốn khả dụng dưới 180%, các công ty như PHS, MSBS, STSC sẽ phải báo cáo bất thường với UBCKNN về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng theo quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Riêng Beta, UBCKNN sẽ cần có thêm thời gian 3 tháng theo dõi liên tục, nếu tỷ lệ an toàn vốn khả dụng không cải thiện sẽ bị đưa vào diện kiểm soát.

Do một số “gương mặt” có tỷ lệ an toàn tài chính thấp đã dìm tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của nhóm này bình quân chỉ đạt 232%, thấp hơn bình quân ngành.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu đồng)


 

CTCK có vốn điều lệ từ 500 - dưới 1,000 tỷ đồng

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của CTCK có vốn điều lệ từ 500 - dưới 1,000 tỷ đồng (%)

Theo thống kê, toàn thị trường có 9 công ty chứng khoán có vốn điều lệ nằm trong nhóm này. Đặc biệt, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của FPTSCTS thuộc hàng cao khi đạt lần lượt 818 % và 501%. Rủi ro của FPTS chủ yếu nằm ở thanh toán khi chiếm tỷ trọng 53%, còn CTS chủ yếu nằm ở rủi ro thị trường với tỷ trọng 59%.

Mặc dù có vốn điều lệ thuộc hàng cao với 865 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của BSI là khá khiêm tốn khi chỉ có 168.8%. Rủi ro chính của BSI đến từ biến động thị trường với gần 78%.

Bình quân, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của nhóm này 303%.

 

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu đồng)

 

CTCK có vốn điều lệ từ 1,000 – 1,500 tỷ đồng

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của CTCK có vốn điều lệ từ ,000 – 1,500 tỷ đồng (%) 

Trong 4 công ty có vốn điều lệ từ 1,000 tỷ đồng tới 1,500 tỷ đồng, HCM đáng chú ý hơn cả khi dẫn đầu về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng với gần 864%. Tổng giá trị rủi ro của HCM xấp xỉ 220 tỷ đồng, nhưng vốn khả dụng lên tới gần 1,900 tỷ đồng.

MBS có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thấp nhất trong nhóm này khi chưa tới 190%. Trong đó, tổng giá trị rủi ro thị trường và rủi ro thanh toán của MBS lần lượt là 278 tỷ đồng và 211 tỷ đồng, chiếm 48% và 36% tổng giá trị rủi ro.

Với ACBS, vốn điều lệ 1,500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn khả dụng ở mức 317%. Trong đó rủi ro thị trường chiếm 76% với 446 tỷ đồng.

SHS vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng là 203%, trong đó rủi ro chủ yếu đến từ thị trường khi chiếm trên 55%.

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng trung bình của nhóm công ty có vốn điều lệ từ 1,000 tỷ đồng đến 1,500 tỷ đồng đạt 317%.

 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu đồng)

 

CTCK có vốn điều lệ trên 2,000 tỷ đồng

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của CTCK có vốn điều lệ trên 2,000 tỷ đồng (%)

Trên toàn thị trường hiện chỉ có duy nhất SSI vốn điều lệ trên 3,500 tỷ đồng và 2 công ty chứng khoán vốn điều lệ trên 2,000 tỷ đồng là KLSAGR.

Với SSI, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đạt 303%. Trong đó, rủi ro thị trường của SSI là chủ yếu khi chiếm tới 75% tổng rủi ro, với 942 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt hơn 254 tỷ đồng.

AGR và KLS khác nhau một trời một vực về chỉ tiêu an toàn tài chính. Nếu như KLS có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng lên tới 1,292% - dẫn đầu toàn thị trường thì AGR có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thấp hơn cả bình quân ngành khi chỉ đạt 197%.

Rủi ro thị trường của AGR chiếm gần 59% tổng rủi ro. Trong khi đó, KLS không có rủi ro thanh toán, giúp tổng giá trị rủi ro của công ty này chưa tới 193 tỷ đồng, trong khi vốn khả dụng lên tới 2,492 tỷ đồng.

Bình quân tỷ lệ an toàn vốn của nhóm này đạt 323%.

 

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu đồng)

 

Bội Mẫn (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   GIL: Giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh soát xét 6T/2012 (27/08/2012)

>   VFG: Giải trình biến động lợi nhuận Q3/2012 (27/08/2012)

>   SDN: Tạm ứng cổ tức đợt 1/2011 tỷ lệ 10% (27/08/2012)

>   DDM: Triệu tập Đại hội bất thường lấy ý kiến bán tàu (27/08/2012)

>   SAM: Mua lại 9.8 tỷ đồng vốn của CSG tại Samland (27/08/2012)

>   HAS: Giải trình BCTC soát xét giữa niên độ 2012 (27/08/2012)

>   TPC: Quyết tâm hoàn thành 100% kế hoạch (27/08/2012)

>   TTF: Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bảo Việt đã bán 335,000 cp (27/08/2012)

>   TMC: 7 tháng lợi nhuận trước thuế đạt 53% kế hoạch (27/08/2012)

>   Doanh nghiệp đang thực sự “bất động” như thế nào? (27/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật