Thứ Hai, 27/08/2012 15:55

Doanh nghiệp đang thực sự “bất động” như thế nào?

Dữ liệu thống kê dòng tiền của Vietstock cho thấy chỉ có một số “ông lớn” vẫn đang mở rộng đầu tư, trong khi hầu hết các doanh nghiệp phải “án binh bất động” trong 6 tháng đầu năm.

* Ngán ngẩm khi nghĩ đến đầu tư

Dòng tiền đầu tư

Dòng tiền đầu tư trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết công ty đang thu vào hay chi tiền ra từ hoạt động đầu tư trong một thời kỳ nhất định.

Đây là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, tiền nhận được hoặc bị mất từ việc mua và bán của các công ty con, các khoản thu từ lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia…

Dòng tiền đầu tư âm không có nghĩa là tiêu cực vì nó cho thấy công ty có thể đang gia tăng hoạt động đầu tư của mình; có thể là vào tài sản cố định, cho vay, đầu tư các công ty khác… Điều này có thể sẽ giúp mang lại tăng trưởng doanh thu trong tương lai.

Dòng tiền đầu tư dương cũng không nhất thiết là tích cực vì việc thanh lý các khoản đầu tư cũng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác như (1) công ty đang thiếu tiền và phải tiến hành thanh lý tài sản để có nguồn tiền hoạt động (2) các khoản đầu tư bị lỗ và công ty quyết tâm cắt lỗ, hay (3) chỉ đơn giản là thanh lý các tài sản cố đinh khi hết khấu hao hay các khoản đầu tư khi có lời, thay đổi cơ cấu đầu tư...

Do đó, khi xem xét dòng tiền đầu tư cần nắm bắt rõ kế hoạch kinh doanh của công ty, tình hình hoạt động sản xuất, các khoản mục tăng giảm trong dòng tiền đầu tư để có thể đưa ra nhận định chính xác việc tăng giảm của khoản mục dòng tiền đầu tư là tích cực hay tiêu cực.

Hầu hết doanh nghiệp chọn chiến lược “án binh bất động”

Thống kê của chúng tôi cho thấy trong dòng tiền đầu tư trong 6 tháng đầu năm của 537 doanh nghiệp niêm yết trên sàn có dữ liệu dòng tiền đầy đủ là âm 8,695 tỷ đồng. Trong đó có:

• 244 công ty có dòng tiền đầu tư âm trong kỳ, nhưng số công ty gia tăng đầu tư trên 30 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm chỉ có 74 công ty.

• 176 công ty có dòng tiều đầu tư dương trong kỳ, số công ty thu hồi trên 30 tỷ đồng có 30 công ty.

• 117 công ty còn lại là những doanh nghiệp không có phát sinh tăng giảm đầu tư trong kỳ.

Có thể thấy số doanh nghiệp gia tăng đầu tư lớn - thu hồi lớn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số công ty có dữ liệu dòng tiền đầy đủ. Hầu hết các doanh nghiệp đang lựa chọn cách “án binh bất động” trong 6 tháng đầu năm nay.

Lưu ý là thống kê này chỉ được dựa trên BCTC công bố, và do đó không loại trừ được các ảnh hưởng bởi các nghiệp vụ kế toán do doanh nghiệp thực hiện.

10 doanh nghiệp chi thêm tiền cho đầu tư nhiều nhất

MSN dẫn đầu danh sách mở rộng đầu tư với 2,164 tỷ đồng được chi ra trong kỳ. Khoản đầu tư của MSN tập trung vào đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản dài hạn khác gần 2,095 tỷ đồng, tiền gửi kỳ hạn là gần 2,818 tỷ đồng. Trong kỳ, MSN cũng thu hồi 1,877 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn, thu tiền lãi trái phiếu 373 tỷ đồng, thu lãi tiền gửi, cổ tức 541 tỷ đồng.

Tiếp theo là HAG (công ty mẹ) với mức tăng đầu tư là 1,812 tỷ đồng. Trong đó, tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác 1,363 tỷ đồng, gia tăng đầu tư công ty con 938 tỷ đồng trong khi đầu tư vào TSCĐ chỉ có 63 tỷ đồng.

Nguồn thu của HAG từ đầu tư trong kỳ gồm 427 tỷ đồng lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia và gần 120 tỷ đồng tiền thu hồi góp vốn vào các đơn vị khác và một số khoản mục nhỏ khác.

VNM gia tăng đầu tư 1,636 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tư vào TSCĐ với 2,030 tỷ đồng.

FLC đầu tư thêm khá mạnh mẽ với 1,154 tỷ đồng, trong khi LNST công ty mẹ chỉ vỏn vẹn 5.5 tỷ đồng. Khoản đầu tư của FLC tăng mạnh trong kỳ chủ yếu xuất phát từ việc gia tăng đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác. Điều này có lẽ không quá bất ngờ khi đầu năm 2012, FLC Land tiến hành sát nhập vào FLC.

NKG gây bất ngờ khi bỏ ra 333 tỷ đồng đầu tư thêm trong kỳ khi lợi nhuận chỉ đạt 3 tỷ đồng. Khác với FLC, khoản mục đầu tư của NKG chủ yếu là tập trung vào việc mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác với gần 342 tỷ đồng trong kỳ.

10 doanh nghiệp thu hồi tiền từ đầu tư nhiều nhất

SCR đã thu hồi 408 tỷ đồng từ việc cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác và thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là 440 tỷ đồng, trong khi chi cho đầu tư chỉ gần 200 tỷ đồng cho vay mua công cụ nợ các đơn vị khác.

VCG (Công ty mẹ) có dòng tiền đầu tư dương 635 tỷ đồng chủ yếu đến từ việc thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác gần 305 tỷ đồng; tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 236 tỷ đồng; và thu hồi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác 134 tỷ đồng.

PVI (Công ty mẹ) có dòng tiền đầu tư dương 557 tỷ đồng trong kỳ, đến từ việc thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác hơn 2,494 tỷ đồng và tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia gần 202 tỷ đồng; trong khi chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác là 1,953 tỷ đồng và chi đầu tư TSCĐ và tài sản dài hạn khác 187 tỷ đồng. 

Duy Nam (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   PGC: Báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2012 (27/08/2012)

>   PTL: Giải trình BCTC HN soát xét bán niên 2012 (27/08/2012)

>   DCT: Giải trình chậm nộp BCTC soát xét giữa niên độ 2012 (27/08/2012)

>   VFR: Lãi ròng 6 tháng chỉ bằng 2% cùng kỳ (27/08/2012)

>   ALP: Giải trình BCTC hợp nhất Q2/2012 (27/08/2012)

>   ASIAGF: Thay đổi giá trị tài sản ròng từ 16/08 đến 23/08 (27/08/2012)

>   HAG: Lợi nhuận hợp nhất “đổ đèo” theo hoạt động tài chính (27/08/2012)

>   PLC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2012 (27/08/2012)

>   Petrolimex phải chấm dứt đầu tư ngoài ngành (27/08/2012)

>   Chủ nợ yêu cầu Bianfishco trả 30% tiền nợ cuối tháng 8 (27/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật